Tổng hợp thiệt hại của doanh nghiệp sau các vụ gây rối
Đến nay hầu hết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đã quay trở lại sản xuất, kinh doanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo tổng hợp về tình hình thiệt hại của các doanh nghiệp sau một số vụ quấy phá, biểu tình vừa qua.
Theo đó, tính đến nay Trung Quốc đã có đầu tư tại 55/63 địa phương của Việt Nam. Việc biểu tình phản đối Trung Quốc vừa qua diễn ra tại trên 20 địa phương có đầu tư của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều địa phương như Nghệ An, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên… đã làm tốt công tác dự báo, bám sát địa bàn…, nên đã ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra diễn biến phức tạp và không có thiệt hại đáng kể.
Chỉ có ba địa phương bị thiệt hại nặng là Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh.
Hiện số liệu cuối cùng về thiệt hại tại các địa phương này vẫn chưa có vì đang tổng hợp. Tuy nhiên, sơ bộ đến ngày 26/5, có hàng trăm doanh nghiệp bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, tập trung chủ yếu tại ba địa phương trên. Phần lớn trong số đó bị thiệt hại không lớn, chỉ có khoảng 20 - 30 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, phần lớn là doanh nghiệp của Đài Loan.
Hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp nói trên cũng chỉ bị gián đoạn 3-4 ngày, sau đó hoạt động bình thường trở lại.
Đến nay hầu hết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đã quay trở lại sản xuất, kinh doanh. Có khoảng 20 doanh nghiệp bị đập phá dây chuyền sản xuất, chưa thể hoạt động trở lại, số lượng lao động chưa quay lại làm việc khoảng hàng nghìn người.
Hiện các địa phương, doanh nghiệp và các công ty bảo hiểm đang khẩn trương thực hiện việc thống kê và xác định giá trị thiệt hai của từng doanh nghiệp.
Về kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thiệt hại do hành vi quấy rối gây ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bên cạnh việc thống kê các số liệu, Bộ cũng đã nhận được phản hồi từ một số cơ quan ngoại giao ở nước ngoài như tại Hoa Kỳ, Singapore, Đài Loan… thì phần lớn nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cách xử lý của ta vừa qua rất tích cực, hiệu quả.
Các doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc sớm ổn định tình hình cũng như khẩn trương hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại.
Về giải quyết 6 kiến nghị của công ty Fomosa (nhà đầu tư dự án tại Vũng Áng, Hà Tĩnh), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị lên Thủ tướng xem xét, quyết định 4 vấn đề, gồm:
- Cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư dùng để tạo tài sản cố định;
- Miễn thuế tài nguyên đối với hoạt động hút cát san nền của dự án;
- Cho phép nhà đầu tư được hưởng phí bảo vệ môi trường cho trường hợp khai thác khoáng sản tận thu (60%) đối với hoạt động hút cát san nền;
- Đơn giản hoá cấp giấy phép lao động nước ngoài trong thời gian xây dựng nhà máy để đảm bảo tiến độ xây dựng nhà máy thép.
Ngoài ra, phía Fomosa có đề nghị hai việc: có thư của Thủ tướng gửi Chủ tịch Tập đoàn Fomosa và cử đoàn đi Đài Loan. Cả hai việc này đã được phía Việt Nam thực hiện.
Đối với trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan, hiện các cơ quan, đơn vị này cũng đã và đang khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ mà Thủ tướng đã chỉ đạo.
Riêng về vấn đề lao động và tiền lương, hiện có 4 đề xuất theo hướng: giải quyết cho người lao động một phần tiền lương còn nợ từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2014 vì trong thông báo của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động chỉ mới đáp ứng được một phần thiệt hại.
Với những doanh nghiệp vẫn đang khó khăn, chưa thể hoạt động lại ngay, Chính phủ cần có hướng giải quyết tiếp theo.
Đề xuất thứ hai, đó là đối với những doanh nghiệp chưa thể hoạt động trở lại thì cần xem xét áp dụng cho cả lao động của doanh nghiệp có thiệt hại ở mức ít hơn và cũng bị ngừng sản xuất trong thời gian biểu tình, nay đã hoạt động trở lại.
Đề xuất thứ ba, đối với những ngày công nhân buộc phải nghỉ việc vừa qua, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ với mức từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.
Và cuối cùng là về thủ tục xin cấp phép lao động cần đề nghị làm rõ những đối tượng được áp dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đó, ví dụ như người quản lý và cán bộ làm việc có khác nhau không và có áp dụng với tất cả các nhân viên nước ngoài, bao gồm cán bộ người Trung Quốc không.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tổng hợp được một số đề xuất khác liên quan đến vấn đề bồi thường bảo hiểm, về chính sách thuế, hỗ trợ vốn vay… Bộ đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần khẩn trương có chỉ đạo, xem xét tính hợp lý của từng để nghị để có hướng giải quyết vì hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại như thế nào sau vụ việc này.
Theo đó, tính đến nay Trung Quốc đã có đầu tư tại 55/63 địa phương của Việt Nam. Việc biểu tình phản đối Trung Quốc vừa qua diễn ra tại trên 20 địa phương có đầu tư của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều địa phương như Nghệ An, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên… đã làm tốt công tác dự báo, bám sát địa bàn…, nên đã ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra diễn biến phức tạp và không có thiệt hại đáng kể.
Chỉ có ba địa phương bị thiệt hại nặng là Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh.
Hiện số liệu cuối cùng về thiệt hại tại các địa phương này vẫn chưa có vì đang tổng hợp. Tuy nhiên, sơ bộ đến ngày 26/5, có hàng trăm doanh nghiệp bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, tập trung chủ yếu tại ba địa phương trên. Phần lớn trong số đó bị thiệt hại không lớn, chỉ có khoảng 20 - 30 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, phần lớn là doanh nghiệp của Đài Loan.
Hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp nói trên cũng chỉ bị gián đoạn 3-4 ngày, sau đó hoạt động bình thường trở lại.
Đến nay hầu hết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đã quay trở lại sản xuất, kinh doanh. Có khoảng 20 doanh nghiệp bị đập phá dây chuyền sản xuất, chưa thể hoạt động trở lại, số lượng lao động chưa quay lại làm việc khoảng hàng nghìn người.
Hiện các địa phương, doanh nghiệp và các công ty bảo hiểm đang khẩn trương thực hiện việc thống kê và xác định giá trị thiệt hai của từng doanh nghiệp.
Về kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thiệt hại do hành vi quấy rối gây ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bên cạnh việc thống kê các số liệu, Bộ cũng đã nhận được phản hồi từ một số cơ quan ngoại giao ở nước ngoài như tại Hoa Kỳ, Singapore, Đài Loan… thì phần lớn nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cách xử lý của ta vừa qua rất tích cực, hiệu quả.
Các doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc sớm ổn định tình hình cũng như khẩn trương hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại.
Về giải quyết 6 kiến nghị của công ty Fomosa (nhà đầu tư dự án tại Vũng Áng, Hà Tĩnh), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị lên Thủ tướng xem xét, quyết định 4 vấn đề, gồm:
- Cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư dùng để tạo tài sản cố định;
- Miễn thuế tài nguyên đối với hoạt động hút cát san nền của dự án;
- Cho phép nhà đầu tư được hưởng phí bảo vệ môi trường cho trường hợp khai thác khoáng sản tận thu (60%) đối với hoạt động hút cát san nền;
- Đơn giản hoá cấp giấy phép lao động nước ngoài trong thời gian xây dựng nhà máy để đảm bảo tiến độ xây dựng nhà máy thép.
Ngoài ra, phía Fomosa có đề nghị hai việc: có thư của Thủ tướng gửi Chủ tịch Tập đoàn Fomosa và cử đoàn đi Đài Loan. Cả hai việc này đã được phía Việt Nam thực hiện.
Đối với trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan, hiện các cơ quan, đơn vị này cũng đã và đang khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ mà Thủ tướng đã chỉ đạo.
Riêng về vấn đề lao động và tiền lương, hiện có 4 đề xuất theo hướng: giải quyết cho người lao động một phần tiền lương còn nợ từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2014 vì trong thông báo của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động chỉ mới đáp ứng được một phần thiệt hại.
Với những doanh nghiệp vẫn đang khó khăn, chưa thể hoạt động lại ngay, Chính phủ cần có hướng giải quyết tiếp theo.
Đề xuất thứ hai, đó là đối với những doanh nghiệp chưa thể hoạt động trở lại thì cần xem xét áp dụng cho cả lao động của doanh nghiệp có thiệt hại ở mức ít hơn và cũng bị ngừng sản xuất trong thời gian biểu tình, nay đã hoạt động trở lại.
Đề xuất thứ ba, đối với những ngày công nhân buộc phải nghỉ việc vừa qua, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ với mức từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.
Và cuối cùng là về thủ tục xin cấp phép lao động cần đề nghị làm rõ những đối tượng được áp dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đó, ví dụ như người quản lý và cán bộ làm việc có khác nhau không và có áp dụng với tất cả các nhân viên nước ngoài, bao gồm cán bộ người Trung Quốc không.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tổng hợp được một số đề xuất khác liên quan đến vấn đề bồi thường bảo hiểm, về chính sách thuế, hỗ trợ vốn vay… Bộ đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần khẩn trương có chỉ đạo, xem xét tính hợp lý của từng để nghị để có hướng giải quyết vì hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại như thế nào sau vụ việc này.