08:47 15/05/2012

Tránh rủi ro trong xuất khẩu cà phê từ hợp đồng mẫu

Hoa Minh

Một trong những khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay là không có một hợp đồng xuất khẩu thống nhất

Từ thực tế các vụ vỡ nợ kinh doanh cà phê ở Việt Nam nhiều năm qua cho thấy, khi giá cà phê sụt giảm, đại lý, doanh nghiệp tư nhân cung ứng cà phê cho nhà xuất khẩu bị vỡ nợ. Đến khi giá tăng cao thì nhà xuất khẩu vỡ nợ hoặc thua lỗ.
Từ thực tế các vụ vỡ nợ kinh doanh cà phê ở Việt Nam nhiều năm qua cho thấy, khi giá cà phê sụt giảm, đại lý, doanh nghiệp tư nhân cung ứng cà phê cho nhà xuất khẩu bị vỡ nợ. Đến khi giá tăng cao thì nhà xuất khẩu vỡ nợ hoặc thua lỗ.
Tuy đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị nhà nhập khẩu chi phối ở khâu soạn thảo hợp đồng mua bán. Nắm bắt được tâm lý ngại tranh chấp pháp lý, một số nhà nhập khẩu đã cố tình tạo sự cố trong hợp đồng để gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Đây là ý kiến của đại diện Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) tại chương trình đào tạo Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê trong bối cảnh hội nhập tại Tp.HCM ngày 14/5.

Hợp đồng nội và ngoại đều bất lợi

Theo ông Nguyễn Hữu Chí, Ủy viên chuyên trách Hội đồng cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng công tác pháp chế hợp đồng.

Ông Chí phân tích, đối với các hợp đồng nội, các công ty xuất khẩu ký kết với các đơn vị cung ứng trong nước quá đơn giản, thậm chí không ký hợp đồng nội và đã có trường hợp phải đưa ra tòa án nhờ can thiệp. Nội dung một số hợp đồng nội quy định có vẻ chặt chẽ nhưng nếu tranh chấp phát sinh thì bên vi phạm không thể thực hiện được.

Đối với hợp đồng ngoại, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê ký hợp đồng theo các mẫu chủ yếu do nhà nhập khẩu đưa ra. Hợp đồng này căn cứ các điều kiện chung của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC) hoặc do người mua soạn thảo. Theo đó, mục đích chính là để đảm bảo quyền lợi cho người mua cà phê, gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một số điểm bất lợi cụ thể được ông Chí nêu ra như về chất lượng, cà phê bị hỏng hoặc có khác biệt cơ bản trong chất lượng, bên mua có quyền bớt tiền... bằng cách lập hóa đơn. Về thời gian cân hàng tại cảng đến và thời hạn khiếu nại, dù qui định của EEC đã rất bất lợi cho phía Việt Nam nhưng có những hợp đồng còn quy định thời gian dài hơn so với qui định của EEC. Trong phương thức thanh toán, khảo sát từ hiệp hội cho thấy, hầu hết các hợp đồng đều theo CAD, không có hợp đồng nào sử dụng L/C.

Từ thực tế các vụ vỡ nợ kinh doanh cà phê ở Việt Nam nhiều năm qua cho thấy, khi giá cà phê sụt giảm, đại lý, doanh nghiệp tư nhân cung ứng cà phê cho nhà xuất khẩu bị vỡ nợ. Đến khi giá tăng cao thì nhà xuất khẩu vỡ nợ hoặc thua lỗ.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho rằng, một trong những khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay là không có một hợp đồng xuất khẩu thống nhất. Mỗi doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu khác nhau nên khi có tranh chấp, doanh nghiệp cà phê Việt Nam thường gặp bất lợi trong việc đàm phán để giải quyết hợp đồng.

Ông Tự còn cho biết thêm, tuy đứng thứ 2 thế giới về số lượng  xuất khẩu nhưng giá cà phê luôn thay đổi chóng vánh và kinh doanh không đạt hiệu quả cao. Một trong các nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đáp ứng trình độ quốc tế nên luôn bị thiệt thòi trong giao dịch thương mại. Do vậy, trong quá trình giao dịch, các  doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao trình độ và cần phải đấu tranh để tránh áp đặt.

Cần quy định chung trong hợp đồng xuất khẩu

Trên thế giới, Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn có hợp đồng mẫu với các điều kiện quy cách do họ soạn thảo. Tương tự như vậy, Hoa Kỳ cũng có hợp đồng mẫu.

Nhằm giảm tổn thất và rủi ro pháp chế ở hợp đồng xuất khẩu, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã soạn thảo Bản quy định điều kiện chung hợp đồng xuất khẩu cà phê. Nội dung gồm các điều khoản về trọng lượng, đóng gói, chất lượng, thanh toán, trọng tài.

Trong đó, một số nội dung đáng chú ý như quy định trọng lượng cà phê được xác định theo trọng lượng tại cảng đi. Bên mua có thể yêu cầu quyền giám sát khi cân trọng lượng và phải thông báo trước cho bên bán kịp thời cũng như chịu chi phí về việc này.
 
Đối với điều khoản chất lượng, chất lượng cà phê phải phù hợp với TCVN 4193:2001 và phù hợp với miêu tả trong hợp đồng. Trường hợp khi nhận hàng, bên mua phát hiện hàng không đúng với mẫu thì có quyền yêu cầu giám định. Chứng thư giám định phải do một tổ chức khách quan, có uy tín cấp và được người mua chấp nhận.

Về quy định thanh toán, người mua phải mở L/C không hủy ngay theo chỉ dẫn của người bán và tại ngân hàng do người bán chỉ định. Đối với vấn đề trọng tài, trong trường hợp không thống nhất, các bên có thể kiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, áp dụng theo Luật Thương mại Việt Nam và Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế, thông qua tại Vien 1980.

Hiệp hội cho biết, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nhằm tiếp tục hoàn chỉnh, trình Ban chấp hành Vicofa để có thể quyết định việc ban hành mẫu hợp đồng xuất khẩu này.