Xuất khẩu cà phê: Khó càng thêm khó?
Còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc thu phí bảo trợ xuất khẩu cà phê
Theo quy định mới, từ tháng 10/2012 trở đi, mỗi doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ bị thu phí 2 USD đối với mỗi tấn cà phê khi xuất khẩu.
Nhiều ý kiến lo ngại, hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang trực tiếp thu mua, xuất khẩu khoảng 50% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Nếu chỉ thu phí từ các hội viên của Vicofa, mà không thu phí từ các doanh nghiệp ngoài hiệp hội, đặc biệt là các thương nhân nước ngoài, thì càng gia tăng sự bất bình đẳng trong xuất khẩu cà phê.
Tại cuộc họp mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hiệp hội ngành hàng nông lâm thuỷ sản, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho biết, Quỹ bảo trợ xuất khẩu cà phê ra đời, Vicofa đã có cách tự tạo ngân sách cho quỹ.
Nhà nước không cần chi ngân sách cho quỹ, mà chỉ cần có cơ chế cho phép Vicofa thu tiền từ các doanh nghiệp đóng vào quỹ. Mỗi tấn cà phê xuất khẩu thu 2 USD, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 1,2 triệu tấn, trong đó các doanh nghiệp thành viên của Vicofa xuất khẩu khoảng 600 nghìn tấn, thì quỹ sẽ thu được ít nhất cũng 1 triệu USD/năm. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sử dụng quỹ thế nào cho hiệu quả.
Nếu đem trợ giá xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê vào những lúc cà phê rớt giá, thì sẽ vẫn như muối bỏ bể, và cũng không có tác động đẩy tăng giá cà phê. Vì vậy, ông Tự kiến nghị với Bộ đổi tên quỹ thành Quỹ bảo hiểm ngành hàng cà phê. Quỹ này nên sử dụng hỗ trợ cho cả sản xuất chứ không chỉ xuất khẩu, thống nhất sử dụng phần lớn tiền quỹ này đầu tư cho tái canh cà phê.
Ông Tự cho rằng: “Nếu không thu phí để đầu tư lại cho cây cà phê thì 10 năm nữa Việt Nam sẽ tụt xuống vị trí thứ 4-5 về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Không thu phí để tái đầu tư cho cây cà phê thì doanh nghiệp sẽ không có cà phê để xuất khẩu. Bởi vậy, quỹ này sẽ dành khoảng 50 - 70% để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tái canh cà phê già cỗi, 30% hỗ trợ lãi vay tạm trữ cà phê, còn lại dùng để xúc tiến thương mại”.
Lẽ ra việc thu phí bảo hiểm ngành hàng cà phê bắt đầu từ ngày 1/1/2012, nhưng do đang vấp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp, nên Vicofa thông báo lùi thời hạn thu phí, bắt đầu từ ngày 1/10/2012, đối tượng phải nộp phí là các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho rằng, những năm gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phá sản hàng loạt nên việc thu phí bảo hiểm sẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Thêm nữa, hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang trực tiếp thu mua, xuất khẩu khoảng 50% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Trong khi đó, nếu chỉ thu phí từ các doanh nghiệp thành viên của Vicofa, mà không thu phí từ các doanh nghiệp ngoài hiệp hội, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, thì rất không bình đẳng.
Doanh nghiệp nước ngoài vừa có vốn lớn, lãi suất vay vốn ở nước ngoài thấp hơn nhiều lần so với vay vốn ở Việt Nam, họ lại sẵn có thị trường rộng lớn, nếu bây giờ họ lại có ưu thế không phải nộp phí 2 USD/tấn thì rõ ràng, sẽ càng tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh việc sẽ phải nộp phí, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn mới, từ việc đưa xuất khẩu cà phê vào diện kinh doanh có điều kiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã xây dựng những điều kiện, tiêu chí mới đối với các doanh nghiệp được phép xuất khẩu cà phê nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cà phê.
Theo đó, để có quyền tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê, doanh nghiệp phải tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê 2 năm liên tiếp và lượng cà phê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm. Với một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, đây là 2 tiêu chí đơn giản, nhưng với hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là 2 yêu cầu vượt ra khỏi khả năng của họ.
Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nhược điểm lớn của thủ phủ cà phê cả nước hiện nay vẫn là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Chỉ có gần 20% sản xuất tập trung, còn lại là sản xuất cá thể nên không thể đáp ứng được yêu cầu phải xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm.
Điều kiện thương nhân phải có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm mới được tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê là không phù hợp. Nếu áp dụng điều kiện này, nhiều người có vốn lớn nhưng chỉ vì chưa có kinh nghiệm nên không được đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu cà phê, như vậy sẽ không có doanh nghiệp mới nào được xuất khẩu cà phê, khiến ngành hàng cà phê sẽ thiếu động lực để phát triển.
Hiện nay cả nước có trên 150 doanh nghiệp, tổ chức không sản xuất cà phê mà chỉ thu mua xuất khẩu. Việc sàng lọc doanh nghiệp mới xuất khẩu cà phê bằng điều kiện bắt buộc là cần thiết để ổn định lại thị trường, giảm tình trạng tranh mua tranh bán thiếu lành mạnh. Nhưng trong bối cảnh ngành cà phê Việt Nam đang còn tình trạng xuất khẩu thô phổ biến như hiện nay thì các quy định mới nên tập trung vào các tiêu chí nâng cao chất lượng hơn là đưa ra các quy định về số lượng, doanh nghiệp vừa khó đáp ứng và cũng chẳng mấy có ý nghĩa đối với việc đưa kinh doanh xuất khẩu cà phê vào quy củ.
Nhiều ý kiến lo ngại, hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang trực tiếp thu mua, xuất khẩu khoảng 50% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Nếu chỉ thu phí từ các hội viên của Vicofa, mà không thu phí từ các doanh nghiệp ngoài hiệp hội, đặc biệt là các thương nhân nước ngoài, thì càng gia tăng sự bất bình đẳng trong xuất khẩu cà phê.
Tại cuộc họp mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hiệp hội ngành hàng nông lâm thuỷ sản, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho biết, Quỹ bảo trợ xuất khẩu cà phê ra đời, Vicofa đã có cách tự tạo ngân sách cho quỹ.
Nhà nước không cần chi ngân sách cho quỹ, mà chỉ cần có cơ chế cho phép Vicofa thu tiền từ các doanh nghiệp đóng vào quỹ. Mỗi tấn cà phê xuất khẩu thu 2 USD, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 1,2 triệu tấn, trong đó các doanh nghiệp thành viên của Vicofa xuất khẩu khoảng 600 nghìn tấn, thì quỹ sẽ thu được ít nhất cũng 1 triệu USD/năm. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sử dụng quỹ thế nào cho hiệu quả.
Nếu đem trợ giá xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê vào những lúc cà phê rớt giá, thì sẽ vẫn như muối bỏ bể, và cũng không có tác động đẩy tăng giá cà phê. Vì vậy, ông Tự kiến nghị với Bộ đổi tên quỹ thành Quỹ bảo hiểm ngành hàng cà phê. Quỹ này nên sử dụng hỗ trợ cho cả sản xuất chứ không chỉ xuất khẩu, thống nhất sử dụng phần lớn tiền quỹ này đầu tư cho tái canh cà phê.
Ông Tự cho rằng: “Nếu không thu phí để đầu tư lại cho cây cà phê thì 10 năm nữa Việt Nam sẽ tụt xuống vị trí thứ 4-5 về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Không thu phí để tái đầu tư cho cây cà phê thì doanh nghiệp sẽ không có cà phê để xuất khẩu. Bởi vậy, quỹ này sẽ dành khoảng 50 - 70% để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tái canh cà phê già cỗi, 30% hỗ trợ lãi vay tạm trữ cà phê, còn lại dùng để xúc tiến thương mại”.
Lẽ ra việc thu phí bảo hiểm ngành hàng cà phê bắt đầu từ ngày 1/1/2012, nhưng do đang vấp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp, nên Vicofa thông báo lùi thời hạn thu phí, bắt đầu từ ngày 1/10/2012, đối tượng phải nộp phí là các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho rằng, những năm gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phá sản hàng loạt nên việc thu phí bảo hiểm sẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Thêm nữa, hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang trực tiếp thu mua, xuất khẩu khoảng 50% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Trong khi đó, nếu chỉ thu phí từ các doanh nghiệp thành viên của Vicofa, mà không thu phí từ các doanh nghiệp ngoài hiệp hội, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, thì rất không bình đẳng.
Doanh nghiệp nước ngoài vừa có vốn lớn, lãi suất vay vốn ở nước ngoài thấp hơn nhiều lần so với vay vốn ở Việt Nam, họ lại sẵn có thị trường rộng lớn, nếu bây giờ họ lại có ưu thế không phải nộp phí 2 USD/tấn thì rõ ràng, sẽ càng tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh việc sẽ phải nộp phí, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn mới, từ việc đưa xuất khẩu cà phê vào diện kinh doanh có điều kiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã xây dựng những điều kiện, tiêu chí mới đối với các doanh nghiệp được phép xuất khẩu cà phê nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cà phê.
Theo đó, để có quyền tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê, doanh nghiệp phải tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê 2 năm liên tiếp và lượng cà phê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm. Với một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, đây là 2 tiêu chí đơn giản, nhưng với hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là 2 yêu cầu vượt ra khỏi khả năng của họ.
Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nhược điểm lớn của thủ phủ cà phê cả nước hiện nay vẫn là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Chỉ có gần 20% sản xuất tập trung, còn lại là sản xuất cá thể nên không thể đáp ứng được yêu cầu phải xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm.
Điều kiện thương nhân phải có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm mới được tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê là không phù hợp. Nếu áp dụng điều kiện này, nhiều người có vốn lớn nhưng chỉ vì chưa có kinh nghiệm nên không được đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu cà phê, như vậy sẽ không có doanh nghiệp mới nào được xuất khẩu cà phê, khiến ngành hàng cà phê sẽ thiếu động lực để phát triển.
Hiện nay cả nước có trên 150 doanh nghiệp, tổ chức không sản xuất cà phê mà chỉ thu mua xuất khẩu. Việc sàng lọc doanh nghiệp mới xuất khẩu cà phê bằng điều kiện bắt buộc là cần thiết để ổn định lại thị trường, giảm tình trạng tranh mua tranh bán thiếu lành mạnh. Nhưng trong bối cảnh ngành cà phê Việt Nam đang còn tình trạng xuất khẩu thô phổ biến như hiện nay thì các quy định mới nên tập trung vào các tiêu chí nâng cao chất lượng hơn là đưa ra các quy định về số lượng, doanh nghiệp vừa khó đáp ứng và cũng chẳng mấy có ý nghĩa đối với việc đưa kinh doanh xuất khẩu cà phê vào quy củ.