Cà phê Việt Nam sắp có quỹ bảo hiểm xuất khẩu
Tới đây, mỗi tấn cà phê nhân xuất khẩu doanh nghiệp sẽ phải trích nộp 2 USD vào quỹ bảo hiểm ngành cà phê
Mới đây, ban chấp hành Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) đã đi đến thống nhất về việc thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành cà phê.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho biết, ngay từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, giá xuất khẩu cà phê nhiều khi ở mức khá thấp nên ngành cà phê chưa thể thành lập quỹ.
Về mục đích quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ tạo ra các loại giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn quy trình tái canh do hiện nay có tới 25% diện tích cà phê của Việt Nam đã già cỗi cần phải thay thế.
Thứ hai là để hỗ trợ nâng cao chất lượng cà phê như áp dụng theo các tiêu chuẩn của chương trình sản xuất cà phê sạch UTZ (UTZ Certifeld của Hà Lan) và 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới); cà phê thân thiện với môi trường...
Thứ ba, quỹ sẽ được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua cà phê tạm trữ, xúc tiến thương mại.
Cũng theo ông Tự, trong niên vụ 2011/2012 sẽ bắt đầu từ tháng 10/2011, Vifaco đã thống nhất sẽ thu mua tạm trữ từ 200.000 – 300.000 tấn cà phê để giữ giá, đảm bảo lợi ích cho người nông dân.
“Nguồn quỹ sẽ lấy từ sự đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê , ban chấp hành dự kiến sẽ thu 2 USD/tấn đối với cà phê xuất khẩu”, ông Tự cho biết thêm.
Dự kiến từ 1/1/2012, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ bắt đầu đóng tiền vào quỹ.
7 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 900 nghìn tấn cà phê nhân, kim ngạch đạt khoảng 2 tỷ USD. Theo ước tính của Vicofa, cả năm 2011 lượng xuất khẩu sẽ ở mức 1,2 triệu tấn, kim ngạch thu về từ 2,4 – 2,5 tỷ USD.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho biết, ngay từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, giá xuất khẩu cà phê nhiều khi ở mức khá thấp nên ngành cà phê chưa thể thành lập quỹ.
Về mục đích quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ tạo ra các loại giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn quy trình tái canh do hiện nay có tới 25% diện tích cà phê của Việt Nam đã già cỗi cần phải thay thế.
Thứ hai là để hỗ trợ nâng cao chất lượng cà phê như áp dụng theo các tiêu chuẩn của chương trình sản xuất cà phê sạch UTZ (UTZ Certifeld của Hà Lan) và 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới); cà phê thân thiện với môi trường...
Thứ ba, quỹ sẽ được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua cà phê tạm trữ, xúc tiến thương mại.
Cũng theo ông Tự, trong niên vụ 2011/2012 sẽ bắt đầu từ tháng 10/2011, Vifaco đã thống nhất sẽ thu mua tạm trữ từ 200.000 – 300.000 tấn cà phê để giữ giá, đảm bảo lợi ích cho người nông dân.
“Nguồn quỹ sẽ lấy từ sự đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê , ban chấp hành dự kiến sẽ thu 2 USD/tấn đối với cà phê xuất khẩu”, ông Tự cho biết thêm.
Dự kiến từ 1/1/2012, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ bắt đầu đóng tiền vào quỹ.
7 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 900 nghìn tấn cà phê nhân, kim ngạch đạt khoảng 2 tỷ USD. Theo ước tính của Vicofa, cả năm 2011 lượng xuất khẩu sẽ ở mức 1,2 triệu tấn, kim ngạch thu về từ 2,4 – 2,5 tỷ USD.