Trung Quốc làm điện hạt nhân gần biên giới: “Về tâm lý thì lo là đúng”
Đại diện Viện Năng lượng nguyên tử bình luận về việc Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt - Trung
“Về tâm lý thì việc Trung Quốc dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam gây lo ngại là đúng”, TS. Lê Văn Hồng, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam bày tỏ, nhân cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.
TS. Lê Văn Hồng nói:
- Thực ra xây nhà máy ở đâu là quyền của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bất kỳ mỗi nước xây nhà máy điện hạt nhân đều phải tham gia một số công ước quốc tế, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ.
Do đó, chúng ta cũng có thể có được những thông tin về những nhà máy đó thông qua những công ước đó và thông qua cả những hợp tác trực tiếp.
Hiện chúng ta chưa có đánh giá gì về tác động môi trường của nhà máy này của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã có hai báo cáo quan trọng là đánh giá tác động về môi trường và báo cáo phân tích an toàn, phải trình cơ quan pháp quy hạt nhân của nước này thẩm định, thậm chí là phải mời chuyên gia quốc tế thẩm định.
Nếu chúng ta chưa có đánh giá tác động môi trường và an toàn của nhà máy này thì liệu có đáng lo ngại?
Về tâm lý thì việc Trung Quốc dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam gây lo ngại là đúng. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi ký kết hợp tác với Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông để tìm hiểu kỹ hơn, và có thể có cơ hội xem toàn bộ những báo cáo của họ về nhà máy này.
Thậm chí, tiến tới hợp tác với họ xem mức độ ảnh hưởng của nhà máy này sang phía Việt Nam như thế nào.
Cuối năm ngoái Việt Nam đã ký hợp tác với Trung Quốc về vấn đề điện hạt nhân, trong khi vừa qua Chính phủ lại quyết định chọn Nhật Bản triển khai nhà máy thứ hai tại Việt Nam?
Thực ra hai quyết định này không có vấn đề gì mâu thuẫn nhau cả. Năm ngoái chúng ta ký hợp tác với Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông là với tư cách giữa hai cơ quan năng lượng nguyên tử với nhau, giữa Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và hỗ trợ nhau trên nhiều mặt.
Còn việc Nhật Bản xây nhà máy thứ hai tại Việt Nam là do Chính phủ quyết định. Hơn nữa, hiệp định với Nhật Bản cũng vừa được hai nước ký hồi đầu tháng 1/2011. Nhật là cường quốc thứ ba về điện hạt nhân, sau Mỹ và Pháp, nên chúng ta hoàn toàn yên tâm vào kinh nghiệm làm điện hạt nhân của quốc gia này.
Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên cân nhắc khi phát triển rộng rãi điện hạt nhân, bởi một số nước trên thế giới cũng đã dừng phát triển nguồn năng lượng này?
Mỗi quốc gia đều có điều kiện riêng để phát triển điện hạt nhân. Hiện ở vùng Trung Đông, nhiều nước đang tích cực chuẩn bị cho chương trình phát triển điện hạt nhân, trong khi 60% lượng dầu thế giới là nằm ở vùng này.
Còn ở Việt Nam, nếu không làm điện hạt nhân thì chắc chắn chúng ta sẽ thiếu điện, trong khi thủy điện, nhiệt điện đều có hạn. Các nguồn năng lượng tái tạo khác cũng chỉ bổ sung thêm chứ không giải quyết cơ bản được vấn đề thiếu năng lượng, nếu không có điện hạt nhân.
Còn số lượng các nước có chủ trương ngừng triển khai điện hạt nhân là rất ít. Chẳng hạn như Đức có chủ tương sử dụng tiếp những nhà máy hiện tại đến năm 2022, khi hết hạn sử dụng thì dừng lại, nhưng đó là chủ trương của nhiệm kỳ Chính phủ hiện nay. Còn sau này, họ bảo tiếp tục thì cũng không ai cấm.
Nhưng quan trọng hơn, các chuyên gia quốc tế cho rằng, thị trường điện hạt nhân hiện nay không chỉ quyết định bởi bên cầu mà quyết định bởi nguồn cung. Nhu cầu của các nước là quá nhiều, khả năng cung cấp lại giới hạn. Tôi cho rằng, mỗi quốc gia phải cân nhắc trước khi quyết định có triển khai hay không.
Giá điện từ các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ như thế nào, liệu có rẻ hơn thủy điện, nhiệt điện không?
Thông thường thì tổ máy đầu tiên không có hiệu quả kinh tế nhiều, giá là khá đắt vì chúng ta phải xây dựng cả hệ thống cơ sở hạ tầng chung cho cả dự án. Nhưng người ta phải nhìn vào nhiều tổ máy, và giá chỉ có xu hướng giảm dần khi có nhiều tổ máy cùng hoạt động.
Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là cho tầm nhìn dài hàng trăm năm sau. Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2020, sau đó lần lượt sẽ có các nhà máy khác. Ưu điểm lớn nhất của điện hạt nhân là tính ổn định.
Nhiều nước phát triển điện hạt nhân vì phần lớn các quốc gia đó là nước phát triển. Trong khi Việt Nam lại chỉ là nước có thu nhập trung bình, liệu người dân có đủ khả năng chi trả nếu dùng điện hạt nhân đối với những nhà máy đầu tiên?
Giá điện sẽ do đơn vị kinh doanh điện quyết định và chắc chắn trong đó sẽ có nhiều mức giá từ các nguồn, các tổ máy khác nhau. Giá các tổ máy đầu, các nhà máy đầu có thể đắt nhưng với các nhà máy sau thì giá sẽ kinh tế dần. Thậm chí ở Mỹ giá điện hạt nhân hiện chỉ có 1,5 cent/kWh sau khi đã thu hồi vốn.
TS. Lê Văn Hồng nói:
- Thực ra xây nhà máy ở đâu là quyền của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bất kỳ mỗi nước xây nhà máy điện hạt nhân đều phải tham gia một số công ước quốc tế, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ.
Do đó, chúng ta cũng có thể có được những thông tin về những nhà máy đó thông qua những công ước đó và thông qua cả những hợp tác trực tiếp.
Hiện chúng ta chưa có đánh giá gì về tác động môi trường của nhà máy này của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã có hai báo cáo quan trọng là đánh giá tác động về môi trường và báo cáo phân tích an toàn, phải trình cơ quan pháp quy hạt nhân của nước này thẩm định, thậm chí là phải mời chuyên gia quốc tế thẩm định.
Nếu chúng ta chưa có đánh giá tác động môi trường và an toàn của nhà máy này thì liệu có đáng lo ngại?
Về tâm lý thì việc Trung Quốc dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam gây lo ngại là đúng. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi ký kết hợp tác với Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông để tìm hiểu kỹ hơn, và có thể có cơ hội xem toàn bộ những báo cáo của họ về nhà máy này.
Thậm chí, tiến tới hợp tác với họ xem mức độ ảnh hưởng của nhà máy này sang phía Việt Nam như thế nào.
Cuối năm ngoái Việt Nam đã ký hợp tác với Trung Quốc về vấn đề điện hạt nhân, trong khi vừa qua Chính phủ lại quyết định chọn Nhật Bản triển khai nhà máy thứ hai tại Việt Nam?
Thực ra hai quyết định này không có vấn đề gì mâu thuẫn nhau cả. Năm ngoái chúng ta ký hợp tác với Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông là với tư cách giữa hai cơ quan năng lượng nguyên tử với nhau, giữa Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và hỗ trợ nhau trên nhiều mặt.
Còn việc Nhật Bản xây nhà máy thứ hai tại Việt Nam là do Chính phủ quyết định. Hơn nữa, hiệp định với Nhật Bản cũng vừa được hai nước ký hồi đầu tháng 1/2011. Nhật là cường quốc thứ ba về điện hạt nhân, sau Mỹ và Pháp, nên chúng ta hoàn toàn yên tâm vào kinh nghiệm làm điện hạt nhân của quốc gia này.
Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên cân nhắc khi phát triển rộng rãi điện hạt nhân, bởi một số nước trên thế giới cũng đã dừng phát triển nguồn năng lượng này?
Mỗi quốc gia đều có điều kiện riêng để phát triển điện hạt nhân. Hiện ở vùng Trung Đông, nhiều nước đang tích cực chuẩn bị cho chương trình phát triển điện hạt nhân, trong khi 60% lượng dầu thế giới là nằm ở vùng này.
Còn ở Việt Nam, nếu không làm điện hạt nhân thì chắc chắn chúng ta sẽ thiếu điện, trong khi thủy điện, nhiệt điện đều có hạn. Các nguồn năng lượng tái tạo khác cũng chỉ bổ sung thêm chứ không giải quyết cơ bản được vấn đề thiếu năng lượng, nếu không có điện hạt nhân.
Còn số lượng các nước có chủ trương ngừng triển khai điện hạt nhân là rất ít. Chẳng hạn như Đức có chủ tương sử dụng tiếp những nhà máy hiện tại đến năm 2022, khi hết hạn sử dụng thì dừng lại, nhưng đó là chủ trương của nhiệm kỳ Chính phủ hiện nay. Còn sau này, họ bảo tiếp tục thì cũng không ai cấm.
Nhưng quan trọng hơn, các chuyên gia quốc tế cho rằng, thị trường điện hạt nhân hiện nay không chỉ quyết định bởi bên cầu mà quyết định bởi nguồn cung. Nhu cầu của các nước là quá nhiều, khả năng cung cấp lại giới hạn. Tôi cho rằng, mỗi quốc gia phải cân nhắc trước khi quyết định có triển khai hay không.
Giá điện từ các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ như thế nào, liệu có rẻ hơn thủy điện, nhiệt điện không?
Thông thường thì tổ máy đầu tiên không có hiệu quả kinh tế nhiều, giá là khá đắt vì chúng ta phải xây dựng cả hệ thống cơ sở hạ tầng chung cho cả dự án. Nhưng người ta phải nhìn vào nhiều tổ máy, và giá chỉ có xu hướng giảm dần khi có nhiều tổ máy cùng hoạt động.
Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là cho tầm nhìn dài hàng trăm năm sau. Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2020, sau đó lần lượt sẽ có các nhà máy khác. Ưu điểm lớn nhất của điện hạt nhân là tính ổn định.
Nhiều nước phát triển điện hạt nhân vì phần lớn các quốc gia đó là nước phát triển. Trong khi Việt Nam lại chỉ là nước có thu nhập trung bình, liệu người dân có đủ khả năng chi trả nếu dùng điện hạt nhân đối với những nhà máy đầu tiên?
Giá điện sẽ do đơn vị kinh doanh điện quyết định và chắc chắn trong đó sẽ có nhiều mức giá từ các nguồn, các tổ máy khác nhau. Giá các tổ máy đầu, các nhà máy đầu có thể đắt nhưng với các nhà máy sau thì giá sẽ kinh tế dần. Thậm chí ở Mỹ giá điện hạt nhân hiện chỉ có 1,5 cent/kWh sau khi đã thu hồi vốn.