Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện hạt nhân gần Việt Nam
Trung Quốc thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nằm cách Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) khoảng 60 km
Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) đưa tin nước này đã thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở thành phố cảng Phòng Thành (Quảng Tây), cách Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) khoảng 60 km.
Dự án có quy mô sáu lò phản ứng hạt nhân.
Dự án được Ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc thông qua ngày 15/7, giai đoạn đầu xây dựng hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW, với chi phí đầu tư lên đến 24 tỉ Nhân dân tệ (3,5 tỉ USD), sẽ khởi công vào cuối tháng 7/2010. Theo kế hoạch, hai lò phản ứng này sẽ được đưa vào hoạt động giữa năm 2015-2016.
Theo website của tỉnh Quảng Tây, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông đảm nhiệm vai trò thiết kế chính cho hai lò phản ứng này dựa trên nền tảng công nghệ của nước ngoài. Nhân Dân Nhật Báo khẳng định 80% vật liệu sử dụng trong dự án trên được sản xuất ở Trung Quốc.
Nhà máy hạt nhân cảng Phòng Thành là một trong 23 dự án đã được Chính phủ Trung Quốc loan báo hồi đầu tháng 7/2010 xây dựng ở các tỉnh kém phát triển của Trung Quốc với tổng đầu tư 682,2 tỉ Nhân dân tệ. Ông Trương Quốc Bảo, Giám đốc Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, cho biết năm 2010 Trung Quốc đã có 11 nhà máy năng lượng hạt nhân với công suất 9,1GW. Mục tiêu của Trung Quốc là tăng năng suất năng lượng hạt nhân lên 40GW vào năm 2020.
Ngày 21/7, trước thông tin trên, GS. Phạm Duy Hiển (nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cho rằng về việc này hai chính phủ có thể ngồi lại với nhau, phía Việt Nam nên đề nghị với Trung Quốc thảo luận các vấn đề có liên quan.
Theo GS. Phạm Duy Hiển: “Tất nhiên nước này không thể cấm nước khác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên đất của họ, nhưng ở đây còn có những điều khoản quốc tế mà chúng ta có thể viện dẫn, ví dụ như về quy định phải thông báo sớm...”. Thông thường yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, tuy nhiên với cự ly gần như nêu trên, trong trường hợp xảy ra sự cố vào mùa đông có gió mùa đông bắc thì Hà Nội sẽ bị đe dọa.
* Ngày 21/7, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo cán bộ năng lượng hạt nhân. Theo nội dung ký kết, trong thời gian sắp tới hai bên sẽ triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị, hoạt động tham quan các nhà máy, trao đổi các chuyên gia tập huấn, đào tạo cán bộ chuyên về lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
M.Loan - V.V.Thành - L.Hoài (Tuổi Trẻ)
Dự án có quy mô sáu lò phản ứng hạt nhân.
Dự án được Ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc thông qua ngày 15/7, giai đoạn đầu xây dựng hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW, với chi phí đầu tư lên đến 24 tỉ Nhân dân tệ (3,5 tỉ USD), sẽ khởi công vào cuối tháng 7/2010. Theo kế hoạch, hai lò phản ứng này sẽ được đưa vào hoạt động giữa năm 2015-2016.
Theo website của tỉnh Quảng Tây, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông đảm nhiệm vai trò thiết kế chính cho hai lò phản ứng này dựa trên nền tảng công nghệ của nước ngoài. Nhân Dân Nhật Báo khẳng định 80% vật liệu sử dụng trong dự án trên được sản xuất ở Trung Quốc.
Nhà máy hạt nhân cảng Phòng Thành là một trong 23 dự án đã được Chính phủ Trung Quốc loan báo hồi đầu tháng 7/2010 xây dựng ở các tỉnh kém phát triển của Trung Quốc với tổng đầu tư 682,2 tỉ Nhân dân tệ. Ông Trương Quốc Bảo, Giám đốc Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, cho biết năm 2010 Trung Quốc đã có 11 nhà máy năng lượng hạt nhân với công suất 9,1GW. Mục tiêu của Trung Quốc là tăng năng suất năng lượng hạt nhân lên 40GW vào năm 2020.
Ngày 21/7, trước thông tin trên, GS. Phạm Duy Hiển (nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cho rằng về việc này hai chính phủ có thể ngồi lại với nhau, phía Việt Nam nên đề nghị với Trung Quốc thảo luận các vấn đề có liên quan.
Theo GS. Phạm Duy Hiển: “Tất nhiên nước này không thể cấm nước khác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên đất của họ, nhưng ở đây còn có những điều khoản quốc tế mà chúng ta có thể viện dẫn, ví dụ như về quy định phải thông báo sớm...”. Thông thường yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, tuy nhiên với cự ly gần như nêu trên, trong trường hợp xảy ra sự cố vào mùa đông có gió mùa đông bắc thì Hà Nội sẽ bị đe dọa.
* Ngày 21/7, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo cán bộ năng lượng hạt nhân. Theo nội dung ký kết, trong thời gian sắp tới hai bên sẽ triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị, hoạt động tham quan các nhà máy, trao đổi các chuyên gia tập huấn, đào tạo cán bộ chuyên về lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
M.Loan - V.V.Thành - L.Hoài (Tuổi Trẻ)