Trung Quốc tuyên bố “rất kiềm chế” trên biển Đông
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chí Dân nói nước này mới là “nạn nhân” trên biển Đông
Trung Quốc đã “rất kiềm chế” trên biển Đông bằng cách không chiếm lấy những hòn đảo mà các quốc gia khác đang nắm giữ mặc dù hoàn toàn có thể làm như vậy - một nhà ngoại giao cấp cao của nước này tuyên bố ngày 17/11 trước thềm hai hội nghị thượng đỉnh của khu vực, nơi vấn đề biển Đông có thể sẽ là một chủ đề nóng.
Hãng tin Reuters dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chí Dân nói nước này mới là “nạn nhân thực sự” bởi có “hàng chục” hòn đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa bị ba quốc gia tuyên bố chủ quyền khác nắm giữ bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông Lưu không nêu tên cụ thể ba quốc gia.
“Chính phủ Trung Quốc có quyền và khả năng để lấy lại những hòn đảo và bãi đá bị các nước láng giềng nắm giữ bất hợp pháp”, nhà ngoại giao Trung Quốc phát biểu.
“Nhưng chúng tôi vẫn chưa làm việc này. Chúng tôi vẫn rất kiềm chế với mục đích duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”, ông Lưu nói.
Trung Quốc đang chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong khi vẫn tiếp tục xây dựng và chiếm giữ một số vị trí tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
“Thổi phồng vấn đề biển Đông không có lợi cho hợp tác”, ông này nói.
Hãng tin Reuters dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chí Dân nói nước này mới là “nạn nhân thực sự” bởi có “hàng chục” hòn đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa bị ba quốc gia tuyên bố chủ quyền khác nắm giữ bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông Lưu không nêu tên cụ thể ba quốc gia.
“Chính phủ Trung Quốc có quyền và khả năng để lấy lại những hòn đảo và bãi đá bị các nước láng giềng nắm giữ bất hợp pháp”, nhà ngoại giao Trung Quốc phát biểu.
“Nhưng chúng tôi vẫn chưa làm việc này. Chúng tôi vẫn rất kiềm chế với mục đích duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”, ông Lưu nói.
Trung Quốc đang chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong khi vẫn tiếp tục xây dựng và chiếm giữ một số vị trí tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo Reuters, căng thẳng trên biển Đông có thể là chủ đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia trong tuần này.
Bên cạnh đó, cho dù không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 18-19/11 ở Manila, Philippines, vấn đề biển Đông được dự báo sẽ được thảo luận bên lề sự kiện này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã tới Manila ngày 17/11, sẽ tham dự cả hai sự kiện nói trên. Chủ tịch Trung Quốc đã có mặt ở Manila để dự hội nghị APEC, trong khi Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường sẽ đại diện cho Bắc Kinh ở EAS.
Ông Lưu Chí Dân nói Trung Quốc không muốn vấn đề biển Đông trở thành trọng tâm ở EAS, nhưng cũng nói thêm rằng hội nghị sẽ khó tránh chủ đề này và một số quốc gia chắc chắn sẽ đề cập.
Theo lời vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc nước này xây dựng ở Trường Sa không phải nhằm quân sự hóa. Mặc dù, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng một đường băng dài 3 km trên bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cho dù không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 18-19/11 ở Manila, Philippines, vấn đề biển Đông được dự báo sẽ được thảo luận bên lề sự kiện này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã tới Manila ngày 17/11, sẽ tham dự cả hai sự kiện nói trên. Chủ tịch Trung Quốc đã có mặt ở Manila để dự hội nghị APEC, trong khi Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường sẽ đại diện cho Bắc Kinh ở EAS.
Ông Lưu Chí Dân nói Trung Quốc không muốn vấn đề biển Đông trở thành trọng tâm ở EAS, nhưng cũng nói thêm rằng hội nghị sẽ khó tránh chủ đề này và một số quốc gia chắc chắn sẽ đề cập.
Theo lời vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc nước này xây dựng ở Trường Sa không phải nhằm quân sự hóa. Mặc dù, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng một đường băng dài 3 km trên bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo các chuyên gia an ninh, đường băng có chiều dài như vậy đủ để đáp ứng hầu hết các loại máy bay quân sự của Trung Quốc.
“Thực ra, đường băng càng lớn, thì càng đem lại nhiều lợi ích dân sự”, ông Lưu nói, đồng thời lập luận rằng sự biến mất của chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines vào năm ngoái là một bằng chứng cho thấy tình trạng yếu kém của năng lực tìm kiếm và cứu hộ trên biển Đông.
Ông Lưu lặp lại luận điệu của Bắc Kinh rằng, dù các công trình xây dựng của Trung Quốc ở biển Đông có mục đích quốc phòng, trọng tâm chính của các công trình này là “phục vụ dân sự”. Theo ông Lưu, Trung Quốc đã xây dựng như công trình như hải đăng, trong khi bảo vệ môi trường.
“Thực ra, đường băng càng lớn, thì càng đem lại nhiều lợi ích dân sự”, ông Lưu nói, đồng thời lập luận rằng sự biến mất của chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines vào năm ngoái là một bằng chứng cho thấy tình trạng yếu kém của năng lực tìm kiếm và cứu hộ trên biển Đông.
Ông Lưu lặp lại luận điệu của Bắc Kinh rằng, dù các công trình xây dựng của Trung Quốc ở biển Đông có mục đích quốc phòng, trọng tâm chính của các công trình này là “phục vụ dân sự”. Theo ông Lưu, Trung Quốc đã xây dựng như công trình như hải đăng, trong khi bảo vệ môi trường.
“Thổi phồng vấn đề biển Đông không có lợi cho hợp tác”, ông này nói.