Việt Nam đề nghị Trung Quốc không quân sự hóa biển Đông
Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ Nhân dân tệ cho Việt Nam trong 5 năm tới
Nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trưa 5/11, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.
Chiều 5/11, lễ đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đã được tổ chức tại quảng trường Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân chủ trì lễ đón.
Nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho hay, tham dự lễ đón còn có Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, lãnh đạo Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi.
Ngay sau lễ đón, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại trụ sở Trung ương Đảng.
Ba phương hướng lớn
Tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu.
Tổng bí thư đã đề xuất một số phương hướng lớn tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai đảng, hai nước thời gian tới, cụ thể như sau:
Một là, duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; thúc đẩy hiệu quả các cơ chế hợp tác và tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân. Hai bên cần thường xuyên duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước với nhiều hình thức linh hoạt để trao đổi tình hình và các biện pháp thúc đẩy hợp tác, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và nảy sinh.
Triển khai hiệu quả các chương trình, cơ chế giao lưu, hợp tác đã thỏa thuận giữa hai Đảng, hai nước; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa cơ quan Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước.
Phát huy vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong điều phối, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sĩ và trí thức hai nước, phối hợp tổ chức tốt Liên hoan Thanh niên Việt-Trung vào năm 2016, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Nhân dịp này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang dự hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam vào năm 2017; bày tỏ hoan nghênh các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Hai là, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả. Lãnh đạo cấp cao hai nước quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được, đồng thời tích cực triển khai các biện pháp hữu hiệu, mở rộng và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi.
Đề nghị hai bên triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; phát huy vai trò của nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và nhóm công tác về hợp tác tiền tệ, tích cực nghiên cứu, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác liên quan sớm có tiến triển thực chất; thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với những nội dung phù hợp trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các lĩnh vực phù hợp với trình độ và nhu cầu của hai bên.
Tổng bí thư cũng hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ Nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện.
Tổng bí thư cho rằng, hai bên cần tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương hai nước, nhất là các địa phương chung biên giới thực hiện tốt 3 văn kiện về biên giới trên đất liền, tăng cường giao lưu, hợp tác hiệu quả, thực chất.
Ba là, kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình.
Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí.
Đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
“Duy trì đại cục”
Cũng tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước Trung-Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước.
Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Theo ông, hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung-Việt; tăng cường tin cậy chính trị, tăng cường đối thoại và hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh giao lưu nhân văn, thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần đóng góp cho hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ tán thành những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai đảng, hai nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất; cho rằng hai bên cần tích cực nghiên cứu và thực hiện kết nối chiến lược phát triển và năng lực sản xuất, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước, thúc đẩy hợp tác và kết nối kinh tế ở khu vực.
Ông khẳng định Trung Quốc không theo đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững; sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại Việt Nam; nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở biển Đông.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như Liên hiệp quốc, APEC, ASEM, Trung Quốc-ASEAN; Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây dựng COC, góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới; khẳng định Trung Quốc ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 2017.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang tham dự hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”, “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Chiều 5/11, lễ đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đã được tổ chức tại quảng trường Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân chủ trì lễ đón.
Nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho hay, tham dự lễ đón còn có Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, lãnh đạo Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi.
Ngay sau lễ đón, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại trụ sở Trung ương Đảng.
Ba phương hướng lớn
Tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu.
Tổng bí thư đã đề xuất một số phương hướng lớn tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai đảng, hai nước thời gian tới, cụ thể như sau:
Một là, duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; thúc đẩy hiệu quả các cơ chế hợp tác và tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân. Hai bên cần thường xuyên duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước với nhiều hình thức linh hoạt để trao đổi tình hình và các biện pháp thúc đẩy hợp tác, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và nảy sinh.
Triển khai hiệu quả các chương trình, cơ chế giao lưu, hợp tác đã thỏa thuận giữa hai Đảng, hai nước; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa cơ quan Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước.
Phát huy vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong điều phối, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sĩ và trí thức hai nước, phối hợp tổ chức tốt Liên hoan Thanh niên Việt-Trung vào năm 2016, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Nhân dịp này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang dự hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam vào năm 2017; bày tỏ hoan nghênh các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Hai là, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả. Lãnh đạo cấp cao hai nước quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được, đồng thời tích cực triển khai các biện pháp hữu hiệu, mở rộng và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi.
Đề nghị hai bên triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; phát huy vai trò của nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và nhóm công tác về hợp tác tiền tệ, tích cực nghiên cứu, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác liên quan sớm có tiến triển thực chất; thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với những nội dung phù hợp trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các lĩnh vực phù hợp với trình độ và nhu cầu của hai bên.
Tổng bí thư cũng hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ Nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện.
Tổng bí thư cho rằng, hai bên cần tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương hai nước, nhất là các địa phương chung biên giới thực hiện tốt 3 văn kiện về biên giới trên đất liền, tăng cường giao lưu, hợp tác hiệu quả, thực chất.
Ba là, kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình.
Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí.
Đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
“Duy trì đại cục”
Cũng tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước Trung-Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước.
Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Theo ông, hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung-Việt; tăng cường tin cậy chính trị, tăng cường đối thoại và hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh giao lưu nhân văn, thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần đóng góp cho hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ tán thành những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai đảng, hai nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất; cho rằng hai bên cần tích cực nghiên cứu và thực hiện kết nối chiến lược phát triển và năng lực sản xuất, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước, thúc đẩy hợp tác và kết nối kinh tế ở khu vực.
Ông khẳng định Trung Quốc không theo đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững; sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại Việt Nam; nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở biển Đông.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như Liên hiệp quốc, APEC, ASEM, Trung Quốc-ASEAN; Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây dựng COC, góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới; khẳng định Trung Quốc ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 2017.
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang tham dự hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”, “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.