Tuổi kết hôn: 18 hay đủ 18?
Ở dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) mới nhất, vẫn có hai phương án về độ tuổi kết hôn
Kiên quyết không hạ tuổi kết hôn, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không chọn phương án tăng lên cho đủ 18 tuổi, đối với nữ.
Ở dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) mới nhất vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, vẫn có hai phương án về độ tuổi kết hôn.
Phương án 1 giữ nguyên quy định của luật hiện hành còn phương án 2 quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam, nữ là đủ 18 tuổi như dự thảo luật được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu vừa qua.
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hai phương án này được đưa ra trên cơ sở hai loại ý kiến qua nhiều phiên thảo luận về dự án luật.
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định độ tuổi kết hôn như luật hiện hành (nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên), vì quy định này đã được áp dụng ổn định hơn 50 năm (từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959), phù hợp với truyền thống văn hóa và không ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam.
Loại ý kiến thứ hai lập luận quy định tuổi kết hôn của cả nam và nữ là “đủ mười tám tuổi trở lên” sẽ bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về tuổi thành niên, nguyên tắc bình đẳng giới và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Việc quy định độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ là đủ 18 tuổi chỉ là độ tuổi tối thiểu, thể hiện sự bình đẳng về quyền của cả hai giới.
Hơn nữa, về bản chất, quy định tuổi kết hôn của nam “Từ đủ mười tám tuổi” so với quy định hiện hành cũng chỉ thấp hơn 1 tuổi nên sửa đổi này sẽ không tác động nhiều đến độ tuổi kết hôn thực tế của nam giới.
Thống nhất với phương án 1, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn trình cả hai phương án như đã nêu trên để Quốc hội quyết định.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đại biểu cho ý kiến thêm về việc một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ tuổi kết hôn. Bởi, quy định về độ tuổi kết hôn hiện hành đã được thực hiện ổn định trong thời gian dài song tập quán kết hôn sớm vẫn diễn ra khá phổ biến ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.
Nhưng, theo quan điểm của Ủy ban, việc bổ sung quy định ngoại lệ sẽ xung đột với pháp luật về quyền trẻ em, không bảo đảm sự phát triển giống nòi, các điều kiện về khả năng xây dựng, chăm lo cuộc sống gia đình, đồng thời không phù hợp với quan điểm vận động nhân dân tuân thủ pháp luật và xóa bỏ các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Giữ tuổi kết hôn nữ như luật hiện hành, còn nam hạ xuống đủ 18 tuổi và cân nhắc bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ 18 tuổi là phương án đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thậm chí, một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp đã ký văn bản trình Thủ tướng cho phép hạ độ tuổi kết hôn của nữ xuống 16, nhưng Thủ tướng không đồng tình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng không đồng ý hạ độ tuổi kết hôn vì làm luật phải theo xu hướng tiến bộ. Và trong thực tế, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khá nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong luật và có xu hướng ngày càng tăng.
Theo tài liệu tham khảo về tuổi kết hôn tối thiểu được gửi kèm dự thảo luật mới nhất tới các vị đại biểu, khá nhiều nước có độ tuổi kết hôn của nữ là 16, như Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonexia….Ở Singapore thì nữ giới 21 tuổi còn tại Đài Loan nữ 20 tuổi mới được kết hôn. Tuổi của nam giới thường được quy định cao hơn, thường là từ 18 đến 21.
Liên quan đến một số vấn đề khác còn đang gây tranh cãi, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính của luật hiện hành và cân nhắc chuyển quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” sang điều kiện kết hôn.
Với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, dự thảo luật cũng đã được chỉnh sửa theo hướng quy định cụ thể các điều kiện của người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, trong đó, mỗi bên phải được tư vấn độc lập về y tế, pháp lý, tâm lý; người mang thai hộ phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
Ở dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) mới nhất vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, vẫn có hai phương án về độ tuổi kết hôn.
Phương án 1 giữ nguyên quy định của luật hiện hành còn phương án 2 quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam, nữ là đủ 18 tuổi như dự thảo luật được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu vừa qua.
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hai phương án này được đưa ra trên cơ sở hai loại ý kiến qua nhiều phiên thảo luận về dự án luật.
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định độ tuổi kết hôn như luật hiện hành (nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên), vì quy định này đã được áp dụng ổn định hơn 50 năm (từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959), phù hợp với truyền thống văn hóa và không ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam.
Loại ý kiến thứ hai lập luận quy định tuổi kết hôn của cả nam và nữ là “đủ mười tám tuổi trở lên” sẽ bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về tuổi thành niên, nguyên tắc bình đẳng giới và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Việc quy định độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ là đủ 18 tuổi chỉ là độ tuổi tối thiểu, thể hiện sự bình đẳng về quyền của cả hai giới.
Hơn nữa, về bản chất, quy định tuổi kết hôn của nam “Từ đủ mười tám tuổi” so với quy định hiện hành cũng chỉ thấp hơn 1 tuổi nên sửa đổi này sẽ không tác động nhiều đến độ tuổi kết hôn thực tế của nam giới.
Thống nhất với phương án 1, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn trình cả hai phương án như đã nêu trên để Quốc hội quyết định.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đại biểu cho ý kiến thêm về việc một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ tuổi kết hôn. Bởi, quy định về độ tuổi kết hôn hiện hành đã được thực hiện ổn định trong thời gian dài song tập quán kết hôn sớm vẫn diễn ra khá phổ biến ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.
Nhưng, theo quan điểm của Ủy ban, việc bổ sung quy định ngoại lệ sẽ xung đột với pháp luật về quyền trẻ em, không bảo đảm sự phát triển giống nòi, các điều kiện về khả năng xây dựng, chăm lo cuộc sống gia đình, đồng thời không phù hợp với quan điểm vận động nhân dân tuân thủ pháp luật và xóa bỏ các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Giữ tuổi kết hôn nữ như luật hiện hành, còn nam hạ xuống đủ 18 tuổi và cân nhắc bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ 18 tuổi là phương án đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thậm chí, một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp đã ký văn bản trình Thủ tướng cho phép hạ độ tuổi kết hôn của nữ xuống 16, nhưng Thủ tướng không đồng tình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng không đồng ý hạ độ tuổi kết hôn vì làm luật phải theo xu hướng tiến bộ. Và trong thực tế, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khá nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong luật và có xu hướng ngày càng tăng.
Theo tài liệu tham khảo về tuổi kết hôn tối thiểu được gửi kèm dự thảo luật mới nhất tới các vị đại biểu, khá nhiều nước có độ tuổi kết hôn của nữ là 16, như Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonexia….Ở Singapore thì nữ giới 21 tuổi còn tại Đài Loan nữ 20 tuổi mới được kết hôn. Tuổi của nam giới thường được quy định cao hơn, thường là từ 18 đến 21.
Liên quan đến một số vấn đề khác còn đang gây tranh cãi, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính của luật hiện hành và cân nhắc chuyển quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” sang điều kiện kết hôn.
Với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, dự thảo luật cũng đã được chỉnh sửa theo hướng quy định cụ thể các điều kiện của người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, trong đó, mỗi bên phải được tư vấn độc lập về y tế, pháp lý, tâm lý; người mang thai hộ phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.