Có thể vẫn không thừa nhận hôn nhân đồng tính
Dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) có nhiều điểm mới đáng chú ý
Dù còn có ý kiến trái chiều, song cơ quan thẩm tra dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) vẫn đồng tình với ban soạn thảo về bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa họ.
Trình Quốc hội dự án luật này chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết dự thảo luật gồm 9 chương, 135 điều.
Trong một số vấn đề mới, quan trọng được Chính phủ nhấn mạnh khi báo cáo Quốc hội có quy định, nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn (theo luật hiện hành nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi).
Dự thảo luật cũng đã bỏ quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và thay bằng quy định mới. Theo đó, “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Ngoài ra, dự thảo luật còn bổ sung các quy định nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ chung sống giữa họ với nhau, ông Cường cho hay.
Chính phủ lập luận, mặc dù pháp luật hiện hành đã cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng việc chung sống như vợ chồng giữa những người này vẫn diễn ra, thậm chí có những trường hợp gia đình và người đồng tính đã tổ chức công khai lễ cưới và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã phải áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý nhưng vẫn không giải quyết được thực trạng này.
Mặt khác, hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vấn đề có tính nhạy cảm cao. “Chính phủ cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, giải pháp phù hợp nhất cho việc giải quyết vấn đề này là Nhà nước ta, một mặt, không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng mặt khác, cũng không nên cấm, can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào quyền được sống chung của họ”, ông Cường nhấn mạnh.
Tại cơ quan thẩm tra, những người đồng ý với dự thảo luật cho rằng, ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này và là cơ sở pháp lý giải quyết hậu quả trên thực tế đối với tình trạng chung sống của một bộ phận người cùng giới tính.
Còn các ý kiến đề nghị giữ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như hiện hành nhìn nhận, việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam cũng như không đảm bảo chức năng của gia đình về duy trì nòi giống, không nên khuyến khích để mối quan hệ này phát triển.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai cho biết, Ủy ban tán thành với quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá đầy đủ việc thực hiện quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính trong luật hiện hành, nghiên cứu thực tế cũng như kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước có các điểm tương đồng về truyền thống văn hóa với Việt Nam, đồng thời, đánh giá tác động về mặt xã hội, văn hóa, tâm lý... đối với việc sửa đổi quy định này phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng là quy định còn có ý kiến trái chiều.
Dự thảo luật quy định cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án luật cũng có ý kiến cho rằng, cần nghiêm cấm việc mang thai hộ với bất kỳ mục đích gì vì đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội, mặt khác cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Theo cơ quan thẩm tra, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn, tạo cơ hội cho một số cặp vợ chồng được thực hiện quyền làm cha, làm mẹ chính đáng. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề mới, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể hơn một số vấn đề, trong đó có mang thai hộ có yếu tố nước ngoài, số lần được mang thai hộ, số người mang thai hộ cho cùng một cặp vợ chồng…
Trình Quốc hội dự án luật này chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết dự thảo luật gồm 9 chương, 135 điều.
Trong một số vấn đề mới, quan trọng được Chính phủ nhấn mạnh khi báo cáo Quốc hội có quy định, nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn (theo luật hiện hành nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi).
Dự thảo luật cũng đã bỏ quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và thay bằng quy định mới. Theo đó, “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Ngoài ra, dự thảo luật còn bổ sung các quy định nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ chung sống giữa họ với nhau, ông Cường cho hay.
Chính phủ lập luận, mặc dù pháp luật hiện hành đã cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng việc chung sống như vợ chồng giữa những người này vẫn diễn ra, thậm chí có những trường hợp gia đình và người đồng tính đã tổ chức công khai lễ cưới và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã phải áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý nhưng vẫn không giải quyết được thực trạng này.
Mặt khác, hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vấn đề có tính nhạy cảm cao. “Chính phủ cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, giải pháp phù hợp nhất cho việc giải quyết vấn đề này là Nhà nước ta, một mặt, không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng mặt khác, cũng không nên cấm, can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào quyền được sống chung của họ”, ông Cường nhấn mạnh.
Tại cơ quan thẩm tra, những người đồng ý với dự thảo luật cho rằng, ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này và là cơ sở pháp lý giải quyết hậu quả trên thực tế đối với tình trạng chung sống của một bộ phận người cùng giới tính.
Còn các ý kiến đề nghị giữ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như hiện hành nhìn nhận, việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam cũng như không đảm bảo chức năng của gia đình về duy trì nòi giống, không nên khuyến khích để mối quan hệ này phát triển.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai cho biết, Ủy ban tán thành với quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá đầy đủ việc thực hiện quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính trong luật hiện hành, nghiên cứu thực tế cũng như kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước có các điểm tương đồng về truyền thống văn hóa với Việt Nam, đồng thời, đánh giá tác động về mặt xã hội, văn hóa, tâm lý... đối với việc sửa đổi quy định này phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng là quy định còn có ý kiến trái chiều.
Dự thảo luật quy định cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án luật cũng có ý kiến cho rằng, cần nghiêm cấm việc mang thai hộ với bất kỳ mục đích gì vì đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội, mặt khác cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Theo cơ quan thẩm tra, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn, tạo cơ hội cho một số cặp vợ chồng được thực hiện quyền làm cha, làm mẹ chính đáng. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề mới, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể hơn một số vấn đề, trong đó có mang thai hộ có yếu tố nước ngoài, số lần được mang thai hộ, số người mang thai hộ cho cùng một cặp vợ chồng…