Tuổi kết hôn: Ủy ban trái chiều Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: “Chúng ta muốn phụ nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, nhưng thực tế cuộc sống thì lại khác”
Mặc dù Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng không thể không nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống là nhiều phụ nữ chưa đến tuổi 18 đã lấy chồng, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiên quyết không đồng ý hạ độ tuổi kết hôn.
Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau về dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại phiên họp sáng 13/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không đồng thuận cao với một số quy định được cho là rất mới tại đây.
Với độ tuổi kết hôn, dự thảo luật quy định nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn. Bởi luật hiện hành không có chữ “đủ”, nên theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thì hiện tại nữ cứ 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn. Tuy nhiên, thông tin về tảo hôn vẫn nhận được hàng ngày, song xử lý rất khó. Nếu chờ đến lúc đủ tuổi kết hôn thì có khi ông chồng lại “có vấn đề” và người phụ nữ phải chịu thiệt thòi.
“Điều đó tương đối phổ biến, nên chúng ta không thể không nhìn thẳng vào, chúng ta muốn phụ nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, nhưng thực tế cuộc sống thì lại khác”, ông Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị phương án giữ tuổi kết hôn nữ như luật hiện hành, còn nam là đủ 18 tuổi và cân nhắc bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ 18 tuổi. Ông Cường cũng cho biết một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp đã ký văn bản trình Thủ tướng cho phép hạ độ tuổi kết hôn của nữ xuống 16, nhưng Thủ tướng không đồng tình.
Ngay lập tức, Chủ tịch Quốc hội “phản biện” là làm luật phải theo xu hướng tiến bộ. Trong thực tế, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khá nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong luật và có xu hướng ngày càng tăng thì dự thảo luật sửa đổi lại “rụt” lại.
Lập luận là luật làm cho đa số chứ không cho số ít, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng không thể giảm tuổi kết hôn, song vẫn có thể có ngoại lệ tạo điều kiện cho chị em dân tộc ít người 16 tuổi được kết hôn, nhưng phải có danh mục dân tộc thiểu số kèm theo.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên quy định nam đủ 20 tuổi mới được kết hôn. Còn tuổi kết hôn của nữ ở vùng sâu vùng xa thì nên thấp hơn nhưng cũng phải đủ 16 trở lên.
Nếu cả nam và nữ đều đủ 20 mới được kết hôn thì càng tốt, còn bí lắm thì nữ 18 và nam 20, Chủ tịch Quốc hội thêm một lần nhấn mạnh.
Bên cạnh độ tuổi kết hôn, chế định ly thân mới được bổ sung cũng không nhận được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Mặc dù Bộ trưởng Hà Hùng Cường có giãi bày là đã chỉnh lý theo hướng rất nhẹ nhàng. Việc ly thân do đôi bên tự quyết định là chính, hai bên đã thỏa thuận ly thân có công chứng thì xem như là bằng chứng, đến khi ly hôn thì tòa không nên hòa giải nữa.
Tuy nhiên, cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và một số vị khác đều cho rằng nếu không cẩn thận thì đây là quy định lợi bất cập hại, “vẽ đường cho hươu chạy”.
Pháp luật phải theo văn hóa truyền thống, không nhất thiết cái gì có trong cuộc sống là đưa hết vào luật, Chủ tịch nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng không thể quy định thỏa thuận ly thân được công chứng,vì công chứng là công nhận sự kiện khách quan.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, quy định thế nào về hôn nhân đồng tính cũng là nội dung còn nhiều băn khoăn. Ở dự thảo trình Quốc hội, quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được sửa đổi thành “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý thì thì phải nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp với tinh thần Hiến pháp hiện nay, còn không nên sửa nửa chừng như dự thảo luật.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng phải tính kỹ bởi nếu theo quy định của Hiến pháp thì không thừa nhận hôn nhân đồng giới, vì thì chỉ có nam nữ mới xác lập quan hệ hôn nhân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, “đến tôi hôm nay chưa hiểu đồng tính có những trạng thái gì”, và đề nghị vấn đề gì quyết được thì phải chắc ăn, còn nếu chưa chắc chắn thì chưa nên sửa.
Tại kỳ họp thứ bảy vào giữa năm 2014, Quốc hội sẽ thông qua dự thảo luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi).
Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau về dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại phiên họp sáng 13/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không đồng thuận cao với một số quy định được cho là rất mới tại đây.
Với độ tuổi kết hôn, dự thảo luật quy định nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn. Bởi luật hiện hành không có chữ “đủ”, nên theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thì hiện tại nữ cứ 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn. Tuy nhiên, thông tin về tảo hôn vẫn nhận được hàng ngày, song xử lý rất khó. Nếu chờ đến lúc đủ tuổi kết hôn thì có khi ông chồng lại “có vấn đề” và người phụ nữ phải chịu thiệt thòi.
“Điều đó tương đối phổ biến, nên chúng ta không thể không nhìn thẳng vào, chúng ta muốn phụ nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, nhưng thực tế cuộc sống thì lại khác”, ông Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị phương án giữ tuổi kết hôn nữ như luật hiện hành, còn nam là đủ 18 tuổi và cân nhắc bổ sung quy định ngoại lệ đối với trường hợp nữ chưa đủ 18 tuổi. Ông Cường cũng cho biết một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp đã ký văn bản trình Thủ tướng cho phép hạ độ tuổi kết hôn của nữ xuống 16, nhưng Thủ tướng không đồng tình.
Ngay lập tức, Chủ tịch Quốc hội “phản biện” là làm luật phải theo xu hướng tiến bộ. Trong thực tế, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khá nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong luật và có xu hướng ngày càng tăng thì dự thảo luật sửa đổi lại “rụt” lại.
Lập luận là luật làm cho đa số chứ không cho số ít, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng không thể giảm tuổi kết hôn, song vẫn có thể có ngoại lệ tạo điều kiện cho chị em dân tộc ít người 16 tuổi được kết hôn, nhưng phải có danh mục dân tộc thiểu số kèm theo.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên quy định nam đủ 20 tuổi mới được kết hôn. Còn tuổi kết hôn của nữ ở vùng sâu vùng xa thì nên thấp hơn nhưng cũng phải đủ 16 trở lên.
Nếu cả nam và nữ đều đủ 20 mới được kết hôn thì càng tốt, còn bí lắm thì nữ 18 và nam 20, Chủ tịch Quốc hội thêm một lần nhấn mạnh.
Bên cạnh độ tuổi kết hôn, chế định ly thân mới được bổ sung cũng không nhận được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Mặc dù Bộ trưởng Hà Hùng Cường có giãi bày là đã chỉnh lý theo hướng rất nhẹ nhàng. Việc ly thân do đôi bên tự quyết định là chính, hai bên đã thỏa thuận ly thân có công chứng thì xem như là bằng chứng, đến khi ly hôn thì tòa không nên hòa giải nữa.
Tuy nhiên, cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và một số vị khác đều cho rằng nếu không cẩn thận thì đây là quy định lợi bất cập hại, “vẽ đường cho hươu chạy”.
Pháp luật phải theo văn hóa truyền thống, không nhất thiết cái gì có trong cuộc sống là đưa hết vào luật, Chủ tịch nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng không thể quy định thỏa thuận ly thân được công chứng,vì công chứng là công nhận sự kiện khách quan.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, quy định thế nào về hôn nhân đồng tính cũng là nội dung còn nhiều băn khoăn. Ở dự thảo trình Quốc hội, quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được sửa đổi thành “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý thì thì phải nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp với tinh thần Hiến pháp hiện nay, còn không nên sửa nửa chừng như dự thảo luật.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng phải tính kỹ bởi nếu theo quy định của Hiến pháp thì không thừa nhận hôn nhân đồng giới, vì thì chỉ có nam nữ mới xác lập quan hệ hôn nhân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, “đến tôi hôm nay chưa hiểu đồng tính có những trạng thái gì”, và đề nghị vấn đề gì quyết được thì phải chắc ăn, còn nếu chưa chắc chắn thì chưa nên sửa.
Tại kỳ họp thứ bảy vào giữa năm 2014, Quốc hội sẽ thông qua dự thảo luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi).