“Tuổi thọ” của taxi không được quá 12 năm
Đây là một trong những nội dung trong quyết định mới mà Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành
Đây là một trong những nội dung trong quyết định mới mà Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành.
Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT nêu rõ, niên hạn sử dụng taxi không quá 12 năm. Đặc biệt, xe đăng ký biển số nước ngoài không được đăng ký vận tải khách bằng taxi trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Quyết định này, ôtô taxi vận tải khách phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp và có bộ đàm liên hệ với Trung tâm điều hành của doanh nghiệp, có phù hiệu "xe taxi" do Sở Giao thông vận tải cấp. Phía mặt ngoài hai bên thành xe phải ghi tên, số điện thoại, biểu trưng lôgô của doanh nghiệp (nếu có) và phải có số thứ tự xe (theo số thứ tự của doanh nghiệp quản lý).
Ngoài ra, doanh nghiệp phải đăng ký một màu sơn hoặc kiểu sơn thân xe đặc trưng của doanh nghiệp mình (không được trùng với doanh nghiệp taxi đã đăng ký trước) với Sở Giao thông vận tải.
Trường hợp doanh nghiệp bổ sung, thay thế xe, hoặc ngừng hoạt động phải có giấy gửi cơ quan có thẩm quyền để được cấp phù hiệu mới và thu hồi phù hiệu đối với phương tiện bị thay thế hoặc ngừng hoạt động.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh loại hình vận tải taxi phải có đủ số lượng xe bảo đảm chất lượng phù hợp; người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về được phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi phải có quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê diện tích đỗ xe tối thiểu trong 3 năm cho ít nhất 1/3 số xe, những xe còn lại phải được bố trí điểm đỗ ở các điểm công cộng theo quy định của Sở Giao thông vận tải.
Với nhân viên của hãng, đặc biệt là đối với lái xe, doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động rõ ràng, đồng thời tổ chức cho lái xe tập huấn theo quy định.
Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT nêu rõ, niên hạn sử dụng taxi không quá 12 năm. Đặc biệt, xe đăng ký biển số nước ngoài không được đăng ký vận tải khách bằng taxi trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Quyết định này, ôtô taxi vận tải khách phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp và có bộ đàm liên hệ với Trung tâm điều hành của doanh nghiệp, có phù hiệu "xe taxi" do Sở Giao thông vận tải cấp. Phía mặt ngoài hai bên thành xe phải ghi tên, số điện thoại, biểu trưng lôgô của doanh nghiệp (nếu có) và phải có số thứ tự xe (theo số thứ tự của doanh nghiệp quản lý).
Ngoài ra, doanh nghiệp phải đăng ký một màu sơn hoặc kiểu sơn thân xe đặc trưng của doanh nghiệp mình (không được trùng với doanh nghiệp taxi đã đăng ký trước) với Sở Giao thông vận tải.
Trường hợp doanh nghiệp bổ sung, thay thế xe, hoặc ngừng hoạt động phải có giấy gửi cơ quan có thẩm quyền để được cấp phù hiệu mới và thu hồi phù hiệu đối với phương tiện bị thay thế hoặc ngừng hoạt động.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh loại hình vận tải taxi phải có đủ số lượng xe bảo đảm chất lượng phù hợp; người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về được phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi phải có quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê diện tích đỗ xe tối thiểu trong 3 năm cho ít nhất 1/3 số xe, những xe còn lại phải được bố trí điểm đỗ ở các điểm công cộng theo quy định của Sở Giao thông vận tải.
Với nhân viên của hãng, đặc biệt là đối với lái xe, doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động rõ ràng, đồng thời tổ chức cho lái xe tập huấn theo quy định.