Vi phạm công bố thông tin: Phạt tiền không chưa đủ
Ủy ban Chứng khoán vừa phạt tiền các trường hợp vi phạm công bố thông tin của cổ đông nội bộ trong công ty niêm yết
Ủy ban Chứng khoán vừa phạt tiền các trường hợp vi phạm công bố thông tin của cổ đông nội bộ trong công ty niêm yết.
Quyết định ký ngày 14/8 của Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán là quyết định xử phạt đầu tiên đối với cổ đông nội bộ do thực hiện giao dịch cổ phiếu mà không báo cáo theo quy định.
Theo quyết định xử phạt, các ông bà như: ông Lưu Tấn Khoa - Kiểm soát viên và bà Tuấn Thị Diệp - thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thuỷ điện Ry Ninh II (RHC), ông Trần Đức Thọ - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS), bà Nguyễn Minh Thu - Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình (VTB), ông Lê Trọng Kỷ - Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn (BPC), mỗi người bị phạt tiền 10 triệu đồng do đã thực hiện giao dịch cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không công bố thông tin.
Về nguyên tắc, các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ được quyền mua bán cổ phiếu của công ty mình mà không phải xin phép nhưng phải báo cáo. Trong trường hợp không công bố, họ sẽ bị phạt. Có điều, mức phạt đó có đủ làm họ chùn bước hay không?
Theo quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, những cổ đông nội bộ phải có trách nhiệm công bố thông tin khi có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết, kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (cho, tặng, thừa kế...).
Cổ đông nội bộ ở đây được quy định bao gồm: các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan. Và việc công bố thông tin được thực hiện bắt buộc thông qua báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trước ngày thực hiện giao dịch tối thiểu là 1 ngày làm việc.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch người thực hiện giao dịch phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và tổ chức niêm yết về kết quả giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau khi giao dịch và mức độ thay đổi tỷ lệ nắm giữ.
Trường hợp thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan không thực hiện được giao dịch cũng phải báo cáo lý do với Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trong vòng 3 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch.
Nghị định 36 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng quy định rõ các hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức nếu có các hành vi vi phạm như: sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba. Hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi này là tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm.
Trong năm 2007 này, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã liên tục có những cảnh cáo và xử lý đối với những trường hợp vi phạm công bố thông tin của các cổ đông nội bộ. Chỉ riêng trong tháng 7 và đầu tháng 8/2007, cơ quan này đã xử lý gần 10 vụ liên quan đến các công ty như: Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn, Công ty Cổ phần điện tử Tân Bình, Công ty Cổ phần Pin ắc quy miền Nam...
Hình thức xử lý chủ yếu ngoài chuyện phạt tiền là yêu cầu giải trình nội dung phản hồi từ phía các cổ đông đó và nhận khuyết điểm, cũng như cam kết không tái phạm.
Trong khi đó ở Hà Nội, theo lời Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Nguyễn Vũ Quang Trung, các trường hợp vi phạm là có nhưng rất ít. “Trong quá trình vận hành, chúng tôi cũng đã phát hiện được một vài trường hợp và chủ yếu là các cổ đông nội bộ của các doanh nghiệp mới lên sàn. Họ một phần chưa quen với việc công bố thông tin và phần khác vì chưa biết đến các quy định này. Khi Trung tâm nhắc nhở, các trường hợp này đều cam kết không tái phạm”, ông Trung cho biết.
Theo nhận xét của ông Trung, chuyện vi phạm công bố thông tin của các cổ đông nội bộ trong thời gian vừa qua chủ yếu là do thiếu hiểu biết nhiều hơn là cố tình. Họ làm với suy nghĩ đơn giản rằng chỉ những người đại diện vốn nhà nước mới bị hạn chế, phải báo cáo, còn họ khi giữ cổ phiếu phổ thông thì vẫn được bán thoải mái.
Tuyệt đại đa số cổ đông nội bộ của các công ty niêm yết đều nghiêm chỉnh chấp hành bởi: thứ nhất, vì họ là cổ đông lớn nên phải giữ uy tín. Thứ hai, nếu họ vi phạm tất yếu sẽ ảnh hưởng đến công ty. Thứ ba, khi các công ty lên sàn thì Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và công ty chứng khoán đều đã hướng dẫn, yêu cầu, đưa ra quy định, các mẫu báo cáo.
Tất nhiên, trong quá trình thực hiện có những trường hợp vô tình thậm chí là cố ý thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu mà không báo cáo. Câu chuyện đặt ra là có xác định đấy là giao dịch của cổ đông nội bộ hay cổ đông lớn không?
“Hiện nay do hệ thống lưu ký là hai cấp nên bản thân Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không thể biết ngay lập tức được tài khoản đấy là của ai, của cá nhân nào. Chỉ có một cách là khi phát hiện tài khoản giao dịch có dấu hiệu thì Trung tâm Giao dịch Chứng khoán sẽ yêu cầu công ty chứng khoán báo cáo để tiến hành giám sát và điều tra.
Trong quá trình đó, Trung tâm làm động tác là yêu cầu các doanh nghiệp các cổ đông nội bộ từ công ty niêm yết báo cáo danh sách cổ đông nội bộ, báo cáo số tài khoản của các cổ đông này để giám sát. Như vậy, hệ thống sẽ phát hiện ra các trường hợp vi phạm”, ông Trung cho biết thêm.
Quyết định ký ngày 14/8 của Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán là quyết định xử phạt đầu tiên đối với cổ đông nội bộ do thực hiện giao dịch cổ phiếu mà không báo cáo theo quy định.
Theo quyết định xử phạt, các ông bà như: ông Lưu Tấn Khoa - Kiểm soát viên và bà Tuấn Thị Diệp - thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thuỷ điện Ry Ninh II (RHC), ông Trần Đức Thọ - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS), bà Nguyễn Minh Thu - Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình (VTB), ông Lê Trọng Kỷ - Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn (BPC), mỗi người bị phạt tiền 10 triệu đồng do đã thực hiện giao dịch cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không công bố thông tin.
Về nguyên tắc, các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ được quyền mua bán cổ phiếu của công ty mình mà không phải xin phép nhưng phải báo cáo. Trong trường hợp không công bố, họ sẽ bị phạt. Có điều, mức phạt đó có đủ làm họ chùn bước hay không?
Theo quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, những cổ đông nội bộ phải có trách nhiệm công bố thông tin khi có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết, kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (cho, tặng, thừa kế...).
Cổ đông nội bộ ở đây được quy định bao gồm: các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan. Và việc công bố thông tin được thực hiện bắt buộc thông qua báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trước ngày thực hiện giao dịch tối thiểu là 1 ngày làm việc.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch người thực hiện giao dịch phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và tổ chức niêm yết về kết quả giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau khi giao dịch và mức độ thay đổi tỷ lệ nắm giữ.
Trường hợp thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan không thực hiện được giao dịch cũng phải báo cáo lý do với Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trong vòng 3 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch.
Nghị định 36 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng quy định rõ các hành vi vi phạm quy định về giao dịch nội bộ có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức nếu có các hành vi vi phạm như: sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua bán chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba. Hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi này là tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm.
Trong năm 2007 này, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã liên tục có những cảnh cáo và xử lý đối với những trường hợp vi phạm công bố thông tin của các cổ đông nội bộ. Chỉ riêng trong tháng 7 và đầu tháng 8/2007, cơ quan này đã xử lý gần 10 vụ liên quan đến các công ty như: Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn, Công ty Cổ phần điện tử Tân Bình, Công ty Cổ phần Pin ắc quy miền Nam...
Hình thức xử lý chủ yếu ngoài chuyện phạt tiền là yêu cầu giải trình nội dung phản hồi từ phía các cổ đông đó và nhận khuyết điểm, cũng như cam kết không tái phạm.
Trong khi đó ở Hà Nội, theo lời Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Nguyễn Vũ Quang Trung, các trường hợp vi phạm là có nhưng rất ít. “Trong quá trình vận hành, chúng tôi cũng đã phát hiện được một vài trường hợp và chủ yếu là các cổ đông nội bộ của các doanh nghiệp mới lên sàn. Họ một phần chưa quen với việc công bố thông tin và phần khác vì chưa biết đến các quy định này. Khi Trung tâm nhắc nhở, các trường hợp này đều cam kết không tái phạm”, ông Trung cho biết.
Theo nhận xét của ông Trung, chuyện vi phạm công bố thông tin của các cổ đông nội bộ trong thời gian vừa qua chủ yếu là do thiếu hiểu biết nhiều hơn là cố tình. Họ làm với suy nghĩ đơn giản rằng chỉ những người đại diện vốn nhà nước mới bị hạn chế, phải báo cáo, còn họ khi giữ cổ phiếu phổ thông thì vẫn được bán thoải mái.
Tuyệt đại đa số cổ đông nội bộ của các công ty niêm yết đều nghiêm chỉnh chấp hành bởi: thứ nhất, vì họ là cổ đông lớn nên phải giữ uy tín. Thứ hai, nếu họ vi phạm tất yếu sẽ ảnh hưởng đến công ty. Thứ ba, khi các công ty lên sàn thì Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và công ty chứng khoán đều đã hướng dẫn, yêu cầu, đưa ra quy định, các mẫu báo cáo.
Tất nhiên, trong quá trình thực hiện có những trường hợp vô tình thậm chí là cố ý thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu mà không báo cáo. Câu chuyện đặt ra là có xác định đấy là giao dịch của cổ đông nội bộ hay cổ đông lớn không?
“Hiện nay do hệ thống lưu ký là hai cấp nên bản thân Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không thể biết ngay lập tức được tài khoản đấy là của ai, của cá nhân nào. Chỉ có một cách là khi phát hiện tài khoản giao dịch có dấu hiệu thì Trung tâm Giao dịch Chứng khoán sẽ yêu cầu công ty chứng khoán báo cáo để tiến hành giám sát và điều tra.
Trong quá trình đó, Trung tâm làm động tác là yêu cầu các doanh nghiệp các cổ đông nội bộ từ công ty niêm yết báo cáo danh sách cổ đông nội bộ, báo cáo số tài khoản của các cổ đông này để giám sát. Như vậy, hệ thống sẽ phát hiện ra các trường hợp vi phạm”, ông Trung cho biết thêm.