Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021?

Kiều Mai
Báo cáo điều tra biến động giá của GameStop được Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) công bố cuối năm 2021 một lần nữa lại làm "khuynh đảo" thị trường. Bởi báo cáo này hướng tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ, giúp họ hiểu được nguyên nhân đằng sau "cơn điên loạn" của cổ phiếu GameStop những tháng đầu năm 2021...
Cùng với sự phát triển của các nền tảng giao dịch điện tử do các công ty chứng khoán cung cấp và sự phổ biến ngày càng rộng khắp của GME trên các trang mạng xã hội, số lượng tài khoản cá nhân chuyên giao dịch GME tăng vọt.
Cùng với sự phát triển của các nền tảng giao dịch điện tử do các công ty chứng khoán cung cấp và sự phổ biến ngày càng rộng khắp của GME trên các trang mạng xã hội, số lượng tài khoản cá nhân chuyên giao dịch GME tăng vọt.

Giới quan sát đánh giá, đây là một báo cáo nghiên cứu về trường hợp thú vị để không chỉ các cơ quan quản lý mà cả nhà đầu tư có thể tìm hiểu và học hỏi các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư trong một thị trường đầy biến động như thị trường chứng khoán.

Nhìn lại năm 2021, GameStop Corp., công ty bán lẻ thiết bị và trò chơi điện tử của Hoa Kỳ đã có khoảng thời gian làm khuynh đảo thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ khi giá cổ phiếu không những chỉ biến động khôn lường giữa các ngày, mà còn cả trong ngày...

Cụ thể, đầu năm 2020, GME có giá chỉ hơn 6USD/cổ phần, nhưng tới ngày 11/01/2021, mức giá giao dịch trong ngày của GME đã có thời điểm đạt mức 20,65 USD/cổ phần.

Ngày 22/1/2021, giá của GME tăng từ 43 USD/cổ phần lên mức 72 USD/cổ phần (tăng 71%) chỉ trong vòng 3 giờ. Ngày 27/1/2021, giá GME đạt mức đóng cửa với giá 347,51 USD/cổ phần, tăng 1.600% kể từ mức giá đóng cửa ngày 11/1/2021.

Ngày 28/1/2021, cổ phiếu GME đã có lúc đạt mức cao nhất trong ngày với giá 483 USD/cổ phần trước khi lao dốc. Tương tự như giá, khối lượng giao dịch của GME cũng tăng chóng mặt. Từ ngày 13-29/1/2021, trung bình 100 triệu GME cổ phiếu/ngày được giao dịch, tăng 1.400% so với trung bình năm 2020.

Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 1
Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 2
 

Nhiều công ty chứng khoán đã quyết định hạn chế giao dịch GME từ ngày 28/1/2021 khi cả khối lượng và giá trị giao dịch của GME giảm nhanh chóng. Tới ngày 19/2 giá của GME đã chỉ còn ở mức thấp 40,59 USD/ cổ phần. Tuy nhiên, sau đó, cổ phiếu này đã tăng giá trở lại và giao dịch quanh mức 100 USD/cổ phần.

Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã đưa ra giải thích về cơ chế đằng sau sự tăng giá phi mã này của Gamestop.  

SỨC MẠNH ĐÁM ĐÔNG VÀ NHỮNG KẺ ĐƯỢC, MẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG

Cùng với sự phát triển của các nền tảng giao dịch điện tử tích hợp tính năng xã hội do các công ty chứng khoán cung cấp, và sự phổ biến ngày càng rộng khắp của GME trên các trang mạng xã hội, số lượng tài khoản cá nhân chuyên giao dịch GME tăng vọt. Ngày 27/1/2021, số lượng tài khoản chuyên biệt giao dịch GME đã tăng từ mức dưới 10.000 đầu tháng lên mức gần 900.000.

Đồng thời, các nhà đầu tư có tổ chức cũng tham gia tích cực trong giao dịch GME. Có sự tương đồng khi giá cổ phiếu tăng với khi các nhà đầu tư có tổ chức chuyên nghiệp thực hiện việc mua lại để bù lại các vị thế bán khống trước đó, đặc biệt là trong giai đoạn ngày 22-27/01/2021.

Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 3
Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 4
 

Tuy nhiên, số lượng mua để bù lại các vị thế bán khống trước đó của các tổ chức chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lượng mua cổ phiếu GME trong khoảng thời gian này, và giá GME vẫn tiếp tục tăng sau khi các tổ chức kết thúc việc mua để đóng vị thế.

Trên thị trường quyền chọn, trong khi 9 tháng đầu năm 2020, khối lượng giao dịch quyền chọn GME hàng ngày trung bình đạt 16.000 hợp đồng với giá trị trung bình 800.000 USD/ngày, thì vào ngày 27/01/2021, hơn 2 triệu hợp đồng đã được giao dịch với giá trị hơn 8 tỷ USD.

Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 5
Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 6
 

Việc giao dịch GME mang lại các kết quả rất khác nhau, một số thua lỗ đáng kể, nhưng cũng có nhiều nhà đầu tư đã có mức lãi đáng ngạc nhiên.

Đó là những người mua cổ phiếu GME từ trước đợt sóng lên, và cả các quỹ phòng hộ giao dịch định lượng và giao dịch tần suất cao gia nhập sau này. Những biến động giá này của GME cũng tác động tới các quỹ hoán đổi danh mục và quỹ thành viên.

Ví dụ, Quỹ SPDR S&P Retail ETF (“XRT”) nâng tỷ trọng GME trong danh mục từ mức 1,5% ngày 31/12/2020 lên mức 19,98% ngày 27/1. Cũng ngày 27/1, XRT đã thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ với giá trị ròng 506 triệu USD, chiếm 76,3% giá trị tài sản ròng của quỹ, và đây là mức mua lại có giá trị lớn nhất trong lịch sử ngành quỹ.

Mặc dù vậy, SEC nhận thấy nhìn chung, hoạt động các các quỹ vẫn được đảm bảo và duy trì. Với XRT, quỹ có mức tỷ trọng mức giá đóng cửa của chứng chỉ quỹ XRT đã có mức premium 1,25% so với NAV của quỹ này vào ngày 28/1, mặc dù cao hơn so với mức thông thường của quỹ này nhưng cũng không có biểu hiện chứng tỏ quỹ thất bại trong việc thực hiện redemption cũng như các hoạt động khác.       

CƠ CHẾ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN RỘNG RÃI

GME được giao dịch rộng rãi cả trên và ngoài sàn giao dịch. Ngày 21/01/021, tỷ lệ giá trị giao dịch GME ngoài sàn tăng lên mức 62,6% nhưng tới cuối ngày 28/01/2021, tỷ lệ này giảm xuống còn 32,83% tổng giá trị giao dịch. Và trong số các giao dịch ngoài sàn của GME, khoảng 80% là các giao dịch đối ứng của các thành viên thị trường.

Cơ chế nào giúp GameStop khuynh đảo Phố Wall năm 2020-2021? - Ảnh 7

Sau đó, tỷ lệ giao dịch ngoài sàn cổ phiếu này giảm khi mức biến động giá tăng lên và điều này có thể hàm nghĩa rằng, các thành viên thị trường, đặc biệt là các tổ chức lớn, đang tìm cách tránh việc mua/bán đối ứng với lệnh của khách hàng để tránh rủi ro tiềm tàng khi việc phòng vệ trở nên khó hơn.

Khi GME có mức biến động giá lớn, một số công ty chứng khoán có phần lớn cơ sở nhà đầu tư là nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thực hiện hạn chế giao dịch cổ phiếu này do bị Trung tâm bù trừ gọi ký quỹ và yêu cầu nộp thêm tiền. Đồng thời, các sở giao dịch chứng khoán đã nhiều lần phải tạm ngưng giao dịch cổ phiếu này trong tháng 1/2021, trong đó, riêng ngày 28/01/2021, cổ phiếu này đã bị tạm ngưng giao dịch 19 lần. 

CƠ CHẾ BÙ TRỪ, THANH TOÁN 

Ngày 27/01/2021, do biến động giá GME lớn, Công ty Bù trừ Chứng khoán Quốc gia (NSCC) đã thực hiện các cuộc gọi ký quỹ trong ngày với 36 thành viên thị trường, với tổng giá trị hơn 6,9 tỷ USD. Trong 6,9 tỷ USD này, 2,1 tỷ USD là giá trị của các cuộc gọi ký quỹ tính theo mức giá trị thị trường trong ngày và phần còn lại 4,9 tỷ USD là phần bổ sung vốn ECP (excess capital premium) vì những rủi ro của danh mục có thể gây ra cho phần vốn của những thành viên này.

Vì tỷ lệ rủi ro quá mức/vốn (excess risk/capital) của những thành viên này không phải cao do tính chất hoạt động của các công ty này, mà là do mức độ biến động của một số cổ phiếu được bù trừ nhất định, nên tới ngày 28/01/2021, NCSS đã bỏ mức phí ECP áp dụng đối với tất cả các thành viên.

Gamestop là một trường hợp tiêu biểu để tất cả những người tham gia thị trường có thể tìm hiểu do tính chất phức tạp và thú vị của nó. Trong đó, do những thực tiễn khác biệt giữa hai thị trường, Việt Nam có thể nghiên cứu và học hỏi các vấn đề liên quan như cách thức quản lý các thành viên thị trường, các chính sách khuyến khích của các nhà tạo lập thị trường cả trên và ngoài sàn giao dịch, cách thức tính toán, vận hành quỹ bù trừ, để hạn chế tối đa việc mất khả năng thanh toán toàn hệ thống, những rủi ro đi kèm với bán khống và ép mua.

Đồng thời, đặc biệt là trong bối cảnh có sự tham gia ngày càng nhiều của mạng xã hội và tác động của nó tới việc đầu tư, Việt Nam cũng cần có cách thức quản lý các luồng thông tin chính thống hiệu quả, ngăn chặn các thông tin sai lệch, tránh ảnh hưởng thị trường.

Tin mới

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Ford Việt Nam đạt kỷ lục doanh số năm 2024 cao nhất trong lịch sử

Năm 2024, Ford Việt Nam đạt doanh số 42,175 xe. Đây là kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử của Ford, tăng 10% so với năm 2023. 3/5 dòng xe Ford kinh doanh bao gồm Ranger, Everest, Transit tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong các phân khúc tham gia. Năm 2024 cũng ghi nhận kỷ lục bán hàng cả năm cho Ranger, Everest và Territory.
Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Dấu hỏi lớn trong thương vụ sáp nhập lịch sử Honda - Nissan

Vào cuối tháng 12/2024, Nissan Motor và Honda Motor đã xác nhận rằng họ đã đồng ý ngay lập tức bắt đầu "thảo luận và cân nhắc" để tích hợp hoàn toàn các doanh nghiệp ô tô của họ dưới một công ty cổ phần chung mới. Cho đến nay, thương vụ này vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt trải đều các phân khúc

Sau nhiều đồn đoán, VinFast vừa chính thức công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Bức tranh thị trường xe điện Việt Nam 2025

Xe điện đang trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Năm 2024 trôi qua đã chứng kiến thị trường xe Việt tăng trưởng nhanh chóng trong việc áp dụng xe điện với đầu tàu VinFast và theo sau là các hãng xe lắp ráp cũng như nhập khẩu.