Điều tra hai dự án đất nền ảo tại khu dân cư Vạn Đạt Hóc Môn và Củ Chi

Ban Mai
Hai dự án khu dân cư Vạn Đạt Củ Chi và Vạn Đạt Hóc Môn không được các cơ quan chức năng phê duyệt chủ trương, cấp phép đầu tư, nhưng công ty Vạn Đạt vẫn tự đặt tên dự án, phân lô bán nền với nhiều khách hàng và chiếm đoạt khoảng 20 tỷ đồng…
Phối cảnh dự án Khu dân cư Vạn Đạt Hóc Môn được các trang mua bán bất động sản rao bán.
Phối cảnh dự án Khu dân cư Vạn Đạt Hóc Môn được các trang mua bán bất động sản rao bán.

Công an TP.HCM vừa phát đi thông báo tìm người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã ký kết hợp đồng đặt cọc, mua bán đất nền với Công ty TNHH Xây dựng Bất động sản Vạn Đạt (Vạn Đạt), đến cơ quan này trình báo để phục vụ công tác điều tra.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, cơ quan này đang điều tra liên quan đến 2 dự án đất nền do Công ty TNHH Xây dựng Bất động sản Vạn Đạt làm chủ đầu tư có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định, công ty Vạn Đạt (trụ sở tại số 148 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM), ngành nghề kinh doanh: tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất. Nguyễn Thị Hương Giang là người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc; Đặng Minh Anh Dũng là phó giám đốc.

Năm 2018, Công ty Vạn Đạt không làm thủ tục lập dự án, không được cơ quan chức năng phê duyệt thuận chủ trương và cấp phép đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư tại huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Đó là, dự án Vạn Đạt Củ Chi, theo hợp đồng nằm tại vị trí tờ bản đồ số 17, tọa lạc tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Theo sơ đồ bản vẽ thể hiện dự án được chia thành: Khu A có 39 lô, Khu B có 38 lô, Khu C1 có 23 lô, Khu C2 có 18 lô, Khu D1 có 18 lô, Khu D2 có 17 lô.

Dự án Vạn Đạt Hóc Môn, theo hợp đồng nằm tại vị trí thửa đất số 521 thuộc tờ bản đồ số 30, tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TPHCM. Theo sơ đồ bản vẽ thể hiện dự án được chia thành 21 lô đất.

Sau khi lập các dự án khống nêu trên, công ty Vạn Đạt, do Đặng Minh Anh Dũng, phó giám đốc làm đại diện, đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh "V/v Phân phối độc quyền dự án Vạn Đạt Hóc Môn" với Công ty TNHH Bất động sản Kim Tín (địa chỉ số 151 Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ,  quận Tân Phú, TP.HCM), do Lưu Hùng Danh, giám đốc làm đại diện.

Theo đó, Đặng Minh Anh Dũng đã đại diện công ty Vạn Đạt trực tiếp ký kết với khách hàng Hợp đồng thỏa thuận mua bán, nội dung về việc mua bán và ra chủ quyền sử dụng các lô đất thuộc Dự án Vạn Đạt Hóc Môn và Vạn Đạt Củ Chi.

Thực hiện theo hợp đồng, khách hàng đã nộp tiền cho công ty nhiều đợt, bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của công ty Vạn Đạt. Tuy nhiên, quá thời hạn giao đất nhưng phía Vạn Đạt không hoàn tất việc bàn giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghĩa vụ đã cam kết.

Khách hàng liên lạc với Đặng Minh Anh Dũng để yêu cầu làm thanh lý và bồi thường hợp đồng thì công ty chỉ tiến hành lập biên bản thanh lý nhưng không thanh toán tiền như thỏa thuận. Số tiền do khách hàng chuyển tiền vào tài khoản, Nguyễn Thị Hương Giang sử dụng để thanh toán tiền mua xe, rút tiền mặt, chiếm đoạt cho cá nhân và đồng phạm.

Công an TP.HCM xác định số tiền mà công ty Vạn Đạt đã chiếm đoạt của khách hàng khoảng 20 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều cá nhân đã ký hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với công ty Vạn Đạt nhưng đến nay vẫn chưa đến cơ quan điều tra làm việc.

 

Năm 2020, 8 hộ dân đại diện là các ông bà Đặng Thanh Danh, Nguyễn Xuân Dung, Lâm Thị Út, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Thị Mai Voanh, Trương Thị Ngọc Mai, Chu Văn Đạt, và Phạm Thành Long đồng loạt gửi đơn phản ánh về việc bị Công ty TNHH Xây dựng Bất động sản Vạn Đạt (trụ sở tại 148 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM) lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Theo phản ánh, ngày 08/7/2018, công ty Vạn Đạt phối hợp với Công ty TNHH Bất động sản Kim Tín tổ chức sự kiện mở bán đất nền dự án. Theo các hợp đồng mua bán đất nền giữa 8 hộ dân với công ty Vạn Đạt được ký kết vào các ngày khác nhau của tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2018, công ty Vạn Đạt được nhận ngay một khoản tiền đặt cọc “giai đoạn 1” với số tiền trên 400 triệu đồng, có hợp đồng trên 500 và trên 600 triệu đồng, sau khi ký hợp đồng. 

Để thực hiện cú lừa đảo, công ty Vạn Đạt trưng ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất số 521, tờ bản đồ số 30, tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM do ông Trương Tuấn Anh và bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt đứng tên (cùng cư ngụ tại 47/1 đường Hậu Giang, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM).

Sau đó, Công ty Vạn Đạt cho rải đá từ con đường ven kênh đi vào dự án “ma” khoảng hơn 100m, xung quanh khu đất dự án “ma” được rào chắn hoành tráng.

Phó Chủ tịch xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn thời điểm đó cho biết, UBND xã đã cài người trong nhóm người đi xem đất để nắm tình hình, sau đó cho cắm bảng cảnh báo giao dịch đất nền, nội dung: "Khu vực này hiện không có bất cứ dự án phát triển nhà ở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định. Đề nghị cảnh giác đối với các giao dịch đất nền”.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.