Mango và động thái ủng hộ thời trang ngoại cỡ

Minh Nguyệt
Những năm gần đây, các nhãn hàng bán lẻ nhận ra rằng bỏ qua “miếng bánh” plus size quả là một sai lầm to và nhanh chóng tung ra nhiều bộ sưu tập để lấp chỗ trống…

Theo số liệu của nhóm nghiên cứu thị trường NPD trong năm 2016, thời trang dành cho người ngoại cỡ đạt con số tăng trưởng từ 6% tới 21.4 tỉ USD. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ qua từng năm. Từ đó đến nay, một làn sóng tiếng nói của phụ nữ trên các nền tảng mạng xã hội đã cho thấy, bất kể là phụ nữ size 4 hay size 14 đều cần được lắng nghe.

Sự lão hóa và quá trình sinh nở là lý do bất khả kháng khiến hầu hết phụ nữ bị tích trữ mỡ thừa, dẫn đến phải dùng thời trang ngoại cỡ. Vì thế mỡ thừa cũng là một người bạn, người đồng hành chứng kiến sự trưởng thành của phụ nữ. Thời trang nên có một khoảng không trang trọng để mỡ thừa và đường cong phì nhiêu cất lên tiếng nói.

Hai năm trở lại đây, thời trang dành cho người ngoại cỡ đã được nhiều sự quan tâm hơn để trở thành một phần của thị trường thời trang cao cấp. Thực tế từ doanh số bán hàng cho thấy, nếu các nhà thiết kế và thương hiệu có thể cung cấp đa dạng kích cỡ hơn – đặc biệt là các thiết kế mang kích thước lớn thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho các buổi truyền bá hình ảnh với người mẫu hay người nổi tiếng ngoại cỡ, và sàn diễn thời trang cũng sẽ tiếp cận gần hơn tới các khách hàng tiềm năng.

Trước sự thay đổi của quan điểm về cái đẹp, nhiều thương hiệu thời trang đã mở rộng kích cỡ sản phẩm của mình.
Trước sự thay đổi của quan điểm về cái đẹp, nhiều thương hiệu thời trang đã mở rộng kích cỡ sản phẩm của mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà bán lẻ cũng vì thế mà sẵn sàng đón nhận các sản phẩm ngoại cỡ tại cửa hàng và các trang bán hàng của họ. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phái đẹp “ngoại cỡ” sẽ được tận hưởng nhiều hơn niềm vui khi đến với thế giới thời trang.

Trước sự thay đổi của quan điểm về cái đẹp, nhiều thương hiệu thời trang đã mở rộng kích cỡ sản phẩm của mình, không chỉ giới hạn trong những kích thước truyền thống (từ XS đến XL). Điển hình là Mango, với việc sáp nhập dòng thời trang ngoại cỡ Violeta by Mango vào dòng sản phẩm chính

Thương hiệu phụ Violeta by Mango được khai sinh năm 2014. Các thiết kế được thực hiện riêng cho vóc dáng quá khổ, với kích cỡ lên đến con số 54 / size 4XL. Tuy nhiên, năm 2021, Mango quyết định sẽ loại bỏ thương hiệu Violeta by Mango, để tránh làm tổn thương khách hàng vóc dáng mũm mĩm. Các thiết kế cỡ lớn sẽ chỉ đơn giản được gọi là sản phẩm dành riêng cho khách hàng ngoại cỡ (plus size exclusive). Ngoài ra, Mango cũng sẽ mở rộng kích cỡ của các sản phẩm thời trang nữ thuộc dòng chính.

Theo nguồn tin của Mango nói với Efe, quá trình chuyển đổi sẽ bắt đầu vào tháng 8 năm nay và kéo dài đến tháng 1/2022, nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực quy mô lớn của tập đoàn, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn trang phục hơn khi chỉ cần tìm kiếm size trong dòng sản phẩm chính của hãng.

Thương hiệu Tây Ban Nha tự tin rằng mình sẽ đạt doanh thu một tỉ đô la Mỹ từ riêng kênh bán hàng online cho năm 2021.
Thương hiệu Tây Ban Nha tự tin rằng mình sẽ đạt doanh thu một tỉ đô la Mỹ từ riêng kênh bán hàng online cho năm 2021.

Với sự tích hợp này, 80% sẽ vẫn là các mẫu Violeta - mặc dù chúng sẽ có nhãn Mango - và 20% sẽ là một phần của dòng sản phẩm mới. Vào đầu năm 2022, với bộ sưu tập xuân hè, toàn bộ bộ sưu tập sẽ được thống nhất trong dòng Mango Woman. Do các sản phẩm ngoại cỡ được sáp nhập vào dòng thời trang chính, thương hiêu Tây Ban Nha cho biết giá thành của chúng cũng sẽ trở nên rẻ hơn, khi được sản xuất với số lượng lớn hơn. Trên mạng xã hội, nhiều khách hàng nhiệt liệt khen ngợi quyết định của Mango.

Tuy nhiên, một số khách hàng lại cho rằng loại bỏ dòng Violeta by Mango khiến mình khó tìm kiếm sản phẩm thời trang ngoại cỡ trên website. “Thực sự khó sử dụng ứng dụng bộ lọc của web,” một số người dùng để lại ý kiến. Mango trả lời rằng những thay đổi sẽ bắt đầu áp dụng từ mùa Thu Đông 2021, nên bộ sưu tập bây giờ còn thiếu sót về kích cỡ.

Mango cho biết, quyết định này đến từ những số liệu kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm 2021. Doanh số đã quay trở về mức độ tương đương với năm 2019 trước khi đại dịch toàn cầu hoành hành. Hai tháng 5 và tháng 6/2021 thậm chí còn vượt doanh số cùng kỳ năm 2019. Dù doanh thu từ các cửa hàng vật lý vẫn còn ảm đạm, thương hiệu Tây Ban Nha tự tin rằng mình sẽ đạt doanh thu một tỉ đô la Mỹ từ riêng kênh bán hàng online cho năm 2021.

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?
Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Các giám đốc điều hành của Tesla nói rằng những chiếc xe mới ra mắt trong năm nay sẽ chỉ là phiên bản giá cả phải chăng hơn của những chiếc xe hiện có. Thay vào đó, công ty đang tập trung vào việc ra mắt Cybercab vào năm tới, một mẫu xe không có vô lăng hoặc bàn đạp sẽ được sản xuất hàng triệu chiếc cho các đội xe gọi xe tự hành. Musk tin rằng đây sẽ là sản phẩm “bom tấn” tiếp theo của công ty ông sau Model Y, trước khi chuyển sang robot hình người.