May - Diêm Sài Gòn chi gần 200 tỷ đồng để nâng sở hữu tại MSB

Sau giao dịch, May – Diêm Sài Gòn nâng tổng số cổ phiếu MSB nắm giữ lên hơn 36,6 triệu đơn vị, tương đương 5,37%...

Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn vừa báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB).

Theo đó, May – Diêm Sài Gòn đã xong mua vào 6,3 triệu cổ phiếu MSB trong phiên 17/8 vừa qua với mục đích đầu tư tài chính. Sau giao dịch, May – Diêm Sài Gòn nâng tổng số cổ phiếu MSB nắm giữ lên hơn 36,6 triệu đơn vị, tương đương 5,37%.

Tạm tính theo mức giá giao dịch trung bình của MSB phiên 17/8, May – Diêm Sài Gòn có thể đã chi gần 200 tỷ đồng để gia tăng sở hữu tại ngân hàng này.

Hiện có 4 đơn vị có liên quan đến May – Diêm Sài Gòn đang nắm giữ cổ phiếu MSB là Công ty Cổ phần Sông Hồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Tiến An, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam.

Trong đó, May – Diêm Sài Gòn hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của Công ty Cổ phần Sông Hồng, còn 3 đơn vị còn lại là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của May – Diêm Sài Gòn.

Tổng số cổ phiếu MSB mà nhóm các công ty này đang nắm giữ sau khi May – Diêm Sài Gòn hoàn tất giao dịch là hơn 99,7 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 8,49%.

Trái với diễn biến trên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL mới đây đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu MSB để giải quyết về nhu cầu tài chính. Giao dịch được thực hiện trong thời gian từ ngày 23/8 đến ngày 8/9, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 2/2021, lũy kế MSB đạt được hơn 3.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp hơn 3 lần với cùng kỳ, hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận của năm 2021. Tổng tài sản của ngân hàng tính đến 30/6/2021 cũng đạt hơn 183 nghìn tỷ, tăng 3,6% so với đầu năm, hoàn thành 96% kế hoạch năm. Chỉ số ROAA và ROAE đều khả quan, tương ứng đạt 2,08% và 20,9%.

Sắp tới, MSB dự kiến sẽ phát hành thêm 352.500.000 cổ phiếu để trả cổ tức của năm 2020, nâng tổng số lượng cổ phiếu sau phát hành lên 1.527.500.000 cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng. Phương án tăng vốn này cũng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua vào kỳ đại hội thường niên tổ chức vào tháng 3/2021.

Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ là hơn 4.775 tỷ đồng bao gồm lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức năm 2020 sau khi đã trích lập đủ các khoản, các quỹ theo quy định pháp luật và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia của năm trước. Trong đó, 3.525 tỷ đồng sẽ được sử dụng cho việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. 

Giá cổ phiếu MSB trong thời gian gần đây
Giá cổ phiếu MSB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MSB đang trong giai đoạn điều chỉnh khá mạnh. Hiện, thị giá MSB quanh vùng 27.200 đồng/cổ phiếu, vốn hoá thị trường theo đó vào khoảng 31.725 tỷ đồng.

Tin mới

Loạt chính sách Hà Nội hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện xanh

Loạt chính sách Hà Nội hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện xanh

Hà Nội sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện xanh thời gian tới. Hiện Sở Xây dựng Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị quyết về chuyển đổi phương tiện xanh và phát triển hệ thống trạm sạc. Dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân thường; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo khi chuyển đổi sang phương tiện xanh.
Giấc mơ Robotaxi có thể là cơn ác mộng về pháp lý đối với Tesla và các nhà đầu tư

Giấc mơ Robotaxi có thể là cơn ác mộng về pháp lý đối với Tesla và các nhà đầu tư

Chương trình thí điểm robotaxi của Tesla được kiểm soát chặt chẽ tại Austin đã trải qua 16 ngày mà không xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào. Nhưng vào ngày 24 tháng 6, một chiếc Model Y trong đội xe thử nghiệm đã đâm vào một chiếc Toyota Camry đang đỗ bên ngoài một tiệm pizza nổi tiếng. Đó chỉ là một sự cố nhỏ, nhưngvấn đề đặt ra nếu đó là con người thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới

Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới

Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới, từ 389 tỷ USD vào năm 2023 lên 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2035, chủ yếu nhờ sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực sạc xe điện (EV) và các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS).