Nhập lô sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’Oriente “trôi nổi” để bán kiếm lời

Đỗ Mến
Bích đặt mua của Vân 792 chai sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente xuất xứ từ Trung Quốc, không có hoá đơn, chứng từ, không có tem, là hàng giả...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

TAND quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Thanh Vân (SN 1996, trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và bị cáo Cao Thị Hồng Bích (SN 1991, trú tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội “Buôn bán hàng giả”.

Theo cáo trạng, ngày 18/12/2021, Tổ công tác Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Thanh Xuân phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 12 thành phố Hà Nội trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện anh Phương Văn Đại (SN 1988, ở Hà Nội) điều khiển xe ô tô Toyota Innova và chị Trần Thị Hạnh (SN 1984, ở Hà Nội) điều khiển xe máy Honda Lead đang đứng trước cửa số nhà 33 Cực Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.

Qua đó, tổ công tác phát hiện trong xe ô tô chở 130 thùng sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente 500ml (6 chai một thùng) không có hoá đơn chứng từ, và xe máy chở một thùng vòi nhấn cho các chai sữa tắm nghi là hàng giả.

Tại chỗ, anh Đại và chị Hạnh khai, số hàng hoá trên cả hai được Bích thuê vận chuyển đến số nhà 33 Cự Lộc, phường Thượng Đình để bàn giao cho khách. Tổ công tác đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng trên.

Quá trình điều tra, Bích khai, kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai. Từ năm 2019 đến hết năm 2020, Bích nhập sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente từ Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại BNB.

Ngày 24/11/2021, Bích đặt mua của Vân 300 chai sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente xuất xứ từ Trung Quốc, không có hoá đơn, chứng từ, không có tem, là hàng giả. Ngày 17/12/2021, Bích tiếp tục mua của Vân 492 chai sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente giả.

Sau khi có khách mua hàng, Bích thuê anh Đại vận chuyển 780 chai sữa tắm Tesori D’ Oriente, và giao cho Hạnh chở 780 vòi nhấn sữa tắm đến số nhà 33 Cự Lộc, phường Thượng Đình để giao cho khách thì bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và thu giữ.

Cơ quan chức năng xác định, sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente 500ml là sản phẩm của của Conter S.R.L, Italia do Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại BNB nhập khẩu và Công ty cổ phần Ngôi sao châu Âu phân phối, đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ và Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xác nhận là thương nhân nhập khẩu tại Việt Nam, theo uỷ quyền của Conter S.R.L, Italia.

Tại toà, bị cáo Bích thừa nhận, toàn bộ các chai sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente 500ml đã mua của Vân không có hoá đơn, chứng từ, không có tem chống giả, xuất xứ từ Trung Quốc, là hàng giả. Lý do Bích mua hàng giả để bán vì giá của loại sữa tắm trên rẻ hơn sữa chính hãng, qua đó người bán sẽ được hưởng lợi nhuận cao hơn hàng chính hãng.

Vân cho biết, từ tháng 11/2021 đến ngày 17/12/2021, Vân đã nhiều lần bán cho Bích sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente là hàng giả, có xuất xứ từ Trung Quốc. Vân thừa nhận, mục đích bị cáo bán sữa tắm nhãn hiệu Tesori D’ Oriente giả để đươc hưởng lợi cao hơn hàng chính hãng.

Kết luận giám định không tìm thấy các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm theo danh mục của Hiệp định mỹ phẩm Asean (được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế công bố và cập nhật hàng năm).

Cơ quan tố tụng xác định, tổng số lượng hàng giả mà Vân, Bích buôn bán tương đương với số lượng hàng thật trị giá hơn 141 triệu đồng.

Đánh giá hành vi phạm tội của hai bị cáo, HĐXX tuyên phạt Vân và Bích, mỗi bị cáo 30 tháng tù về tội “Buôn bán hàng giả”.

Tin mới

Liên tục các đợt giảm giá, thị trường xe Việt biến động khó lường khi bước sang Quý II/2025

Liên tục các đợt giảm giá, thị trường xe Việt biến động khó lường khi bước sang Quý II/2025

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, sức mua của người tiêu dùng từ đầu năm 2025 đến nay đang có những dấu hiệu phục hồi đáng chú ý. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho từ năm 2024 chuyển sang dẫn đến áp lực không nhỏ cho các hãng xe, đại lý buộc phải chạy đua các đợt đại hạ giá dẫn đến biến động khó lường của thị trường.
Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á đối mặt với chi phí logistics đến Mỹ tăng vọt

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á đối mặt với chi phí logistics đến Mỹ tăng vọt

Vốn đã choáng váng vì thuế quan của ông Donald Trump, các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á tiếp tục phải đối mặt với chi phí cao hơn khi vận chuyển xe đến Mỹ, vì chính sách phí cảng mới của Washington đe dọa gây thiệt hại cho thị trường nhập khẩu ô tô đường biển trị giá 150 tỷ USD của Mỹ.
Xiaomi bí mật tiến vào thị trường Châu Âu phát triển xe điện

Xiaomi bí mật tiến vào thị trường Châu Âu phát triển xe điện

Xiaomi đang tiến vào thị trường xe điện châu Âu với một cách khác biệt. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã âm thầm thành lập một trung tâm R&D ô tô tại Munich, Đức, cơ sở đầu tiên như vậy tại khu vực này. Hiện tại cơ sở này có chưa đến 50 nhân viên, chủ yếu là quản lý cấp cao và chuyên gia kỹ thuật.