Thanh Hóa "cấm cửa" một doanh nghiệp dùng "tiểu xảo" tham gia đấu thầu

Nguyễn Thuấn
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ra quyết định về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan trong vòng 3 năm...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hoá cấm Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan (Mã số thuế 0101906513), có địa chỉ: Số 17, ngõ 132, đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong vòng 3 năm.

Quyết định nêu rõ, cấm Công ty tham gia đấu thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa và các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

UBND tỉnh Thanh Hoá nêu rõ lý do, Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan đã trình bày sai một cách cố ý trong hồ sơ dự thầu khi tham gia dự thầu, nhằm thu được lợi ích về mặt điểm đánh giá kỹ thuật. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013.

Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan là thành viên thuộc liên danh đã có hành vi gian lận khi tham gia đấu thầu, gói thầu: Tư vấn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc (giai đoạn 1 thuộc Nhóm dự án số 3) do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá làm Chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 745 tỷ đồng.

Cùng đó, UBND tỉnh Thanh Hoá quyết định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung báo cáo, đề xuất và tham mưu của mình; đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đăng tải quyết định xử lý vi phạm của Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng quy định; theo dõi, giám sát việc chấp hành, thực hiện quyết định.

Thời điểm tháng 7/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm cũng ký quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với Công ty Cổ phần TST. Công ty này có số đăng ký kinh doanh 0800457589, địa chỉ tại số 08, ngõ 06, đường Kênh Giữa, thôn Quế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Người đại diện pháp luật là ông Lê Ngọc Ánh.

Công ty này bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa và các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu là trong vòng 3 năm kể từ ngày 11/7/2023.

Theo quyết định, lý do Công ty Cổ phần TST bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là khi tham gia dự thầu, đã vi phạm điểm c khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013,  nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Tin mới

Xe chạy bằng hydro và tương lai của ngành vận tải toàn cầu

Xe chạy bằng hydro và tương lai của ngành vận tải toàn cầu

Các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu hydro, chỉ thải ra nước, đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng từ các nhà hoạch định chính sách và các công ty đang tìm cách khử carbon để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Những rào cản khiến xe điện của BYD gặp khó tại Việt Nam

Những rào cản khiến xe điện của BYD gặp khó tại Việt Nam

Sau màn “chia tay” đầy bất ngờ giữa New Energy Holdings - công ty con của Tasco Auto (đơn vị sở hữu Savico) khỏi dự án mở đại lý BYD tại Việt Nam, hãng xe Trung Quốc đã bước đầu bước chân vào thị trường Việt Nam với màn giới thiệu 3 dòng xe điện ở 3 phân khúc khác nhau ngày 15/6 vừa qua. Nhưng các mẫu xe này chưa có giá bán chính thức. Đại diện BYD cũng mới chỉ cho biết mức giá cụ thể của các mẫu xe này sẽ được công bố vào dịp chính thức ra mắt thương hiệu BYD Auto tại Việt Nam. Tuy nhiên, còn đó những dấu hỏi về vấn đề kế hoạch sản xuất tại Việt Nam, chất lượng, hạ tầng trạm sạc, niềm tin của người tiêu dùng để BYD có thể thành công tại Việt Nam.
#Auto Hashtag: Màn “sa chân” của Wuling tại Việt Nam: Cơ hội nào để đi tiếp?

#Auto Hashtag: Màn “sa chân” của Wuling tại Việt Nam: Cơ hội nào để đi tiếp?

Một chiếc xe nằm trong top đầu xe bán chạy trên thế giới, nhưng chưa chắc đã bán chạy tại Việt Nam. Điều đó đã và đang xảy ra với Wuling Mini EV, mẫu ô tô điện mini đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Lý do nào cho hành trình đầy trắc trở này của Wuling? Và họ, liên doanh công ty Mỹ - Trung - Việt, đang làm những gì để thoát khỏi “vũng lầy”? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn câu chuyện này trong chương trình Auto Hashtag.
Thị trường xe máy Việt Nam đã bão hòa, khó có thể tăng trưởng

Thị trường xe máy Việt Nam đã bão hòa, khó có thể tăng trưởng

Theo Motorcycles Data, thị trường xe máy Việt Nam đang gặp khó khăn. Sau bốn tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng là 904.684 (- 6,0%) và hy vọng phục hồi trong ngắn hạn hiện đã giảm đi. Hãng dẫn đầu thị trường là Honda vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường nhưng cho thấy bức tranh ảm đạm của toàn thị trường.
Dịch vụ đổi pin có thể làm thay đổi “cuộc chơi” xe điện hai bánh

Dịch vụ đổi pin có thể làm thay đổi “cuộc chơi” xe điện hai bánh

Đối với các dòng xe máy điện hiện nay, khó khăn về hạ tầng, thời gian sạc pin lâu và giá pin đắt đỏ vẫn là những rào cản khiến người tiêu dùng Việt chưa sẵn sàng cho việc chuyển đổi sang phương tiện giao thông “xanh”. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ đổi pin, nhiều vướng mắc đang dần được tháo gỡ và đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, phân phối xe máy điện nội địa có thể cạnh tranh với các thương hiệu xe nhập khẩu.