Xe hybrid có thể cung cấp công nghệ bắc cầu từ động cơ đốt trong (ICE) sang xe điện chạy bằng pin (BEV). Nhưng liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có phải là giải pháp thay thế không thì hiện vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều.
Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang áp các loại thuế mới đối với xe điện khi việc chuyển đổi khỏi động cơ đốt trong có nguy cơ để lại lỗ hổng tới 110 tỷ USD trong doanh thu của các chính phủ do doanh thu từ thuế nhiên liệu giảm.
Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang phải đối mặt với sự chuyển đổi chưa từng có do sự thay đổi lớn về công nghệ. Việc tái cơ cấu cuối cùng sẽ như thế nào là một câu hỏi rất lớn mà các nhà hoạch định chính sách và các hãng sản xuất ô tô quan tâm.
Nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam, VinFast vừa bất ngờ thông báo giá bán chính thức của “tân binh” VF 3 chỉ từ 235 triệu đồng, khiến cộng đồng yêu xe cả nước “dậy sóng”. Nhiều ý kiến cho rằng, mức giá này đủ để VinFast “càn quét” cả phân khúc xe điện mini mới được khai phá cách đây 1 năm.
Khi BYD tham gia cuộc đua giảm giá xe điện (EV) tại Trung Quốc, các nhà sản xuất khác đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Xe điện, bao gồm xe chạy bằng pin (BEV) và xe plug-in hybrid (PHEV), đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua. Thị trường Trung Quốc kết thúc tháng với số lượt đăng ký tăng 29% so với cùng tháng năm 2023, với 743.289 lượt giao hàng.
Các cột mốc quan trọng đối với ô tô tự lái, đầu tiên là dưới dạng robotaxi, liên tục được ghi nhận. Khi sự xuất hiện phổ biến của công nghệ ngày càng gần hơn và các phương tiện gần như chạy hoàn toàn bằng điện, câu hỏi về cách chúng được sạc như thế nào là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm.
Xiaomi, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã nhảy vào thị trường xe điện, tung ra mẫu xe có giá chỉ bằng một nửa so với xe điện do Tesla của Mỹ và Porsche của Đức cung cấp, mặc dù mang lại hiệu suất tốt hơn các thương hiệu uy tín đó.
Huawei Technologies có kế hoạch lắp đặt 100.000 trạm sạc nhanh cho xe điện ở Trung Quốc trong năm nay, bao gồm các trạm sạc nhanh hơn gấp đôi so với Tesla, cung cấp cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy các phương tiện sạc nhanh của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Các nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc đang chế tạo một thế hệ ô tô điện mới lớn hơn, công nghệ tiên tiến hơn và có tính cạnh tranh cao hơn, có cơ hội vượt xa các đối thủ toàn cầu khi đẩy mạnh xuất khẩu trên toàn thế giới.
Trước thông tin này, General Motors, Ford và các nhà sản xuất ô tô khác, đã đạt được thỏa thuận vào năm ngoái để cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào mạng lưới sạc siêu nhanh của Tesla, cho biết họ sẽ không thay đổi kế hoạch của mình.
Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.
Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết Seoul sẽ cần đưa ra các ưu đãi tốt hơn cho các nhà sản xuất chip khi các nước khác theo đuổi “chính sách công nghiệp dân tộc”.
Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.