Xung đột với Ukraine leo thang, giới giàu Nga mất 32 tỷ USD từ đầu năm

Đức Anh
Xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine đang khiến giới siêu giàu Nga chịu ảnh hưởng nặng với tài sản “bốc hơi” khoảng 32 tỷ USD từ đầu năm nay...
Tỷ phú Gennady Timchenko - Ảnh: Bloomberg
Tỷ phú Gennady Timchenko - Ảnh: Bloomberg

Ngày 22/2, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hạ lệnh đưa quân vào hai vùng ly khai của Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt đối với hoạt động bán trái phiếu chính phủ của Moscow ở nước ngoài, cũng như cấm vận đối với giới thượng lưu nước này. Ông Biden cũng cho biết Mỹ sẽ đưa thêm lực lượng tới các nước vùng Baltic để bảo vệ các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đứng đầu danh sách tỷ phú Nga có tài sản giảm mạnh nhất là Gennady Timchenko, ông chủ Volga Group – công ty đầu tư có trụ sở tại Nga có cổ phần tại nhiều doanh nghiệp năng lượng, giao thông và xây dựng ở nước ngoài. Từ ngày 1/1 đến nay, tài sản của ông Timchenko đã giảm gần 1/3, theo Bloomberg Billionaire Index – danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới.

Tỷ phú Timchenko, 69 tuổi, là con trai của một cựu quan chức quân đội Xô Viết, người từng gặp gỡ và trở thành bạn bè với Tổng thống Putin vào đầu những năm 1990. Ông Timchenko hiện sở hữu tài sản khoảng 16 tỷ USD, chủ yếu đến từ cổ phần tại hãng khí gas Nga Novatek.

Trong khi đó, Leonid Mikhelson, một cổ đông lớn khác Novatek, cũng chứng kiến tài sản sụt 6,2 tỷ USD từ đầu năm. Còn Vagit Alekperov, Chủ tịch tập đoàn xăng dầu đa quốc gia Lukoil, mất khoảng 3,5 tỷ USD do giá cổ phiếu công ty này giảm gần 17% từ đầu năm.

Tính chung, 23 tỷ phú Nga trong Bloomberg Billionaire Index hiện có tổng tài sản 343 tỷ USD, giảm 32 tỷ USD so với thời điểm cuối năm ngoái.

Tuần này, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm sau khi ông Putin tuyên bố công nhận độc lập của hai vùng ly khai tại Ukraine, dẫn tới việc Đức tạm dừng quy trình phê chuẩn đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 2 từ Nga sang châu Âu, còn Anh áp lệnh cấm vận với 5 ngân hàng và 3 tỷ phú Nga.

3 tỷ phú Nga bị Anh cấm vận bao gồm ông Timchenko; Boris Rotenberg, 65 tuổi; và Igor Rotenberg, 48 tuổi. Họ đối mặt với việc bị đóng băng tài sản tại Anh và cấm nhập cảnh vào nước này. 

Gia đình Rotenberg có tài sản chủ yếu đến từ công ty xây dựng ống dẫn khí đốt Stroygazmontazh. 

Boris và anh trai Arkady Rotenberg (cha của Igor) đồng sáng lập Stroygazmontazh vào năm 2008 và phát triển công ty này trở thành một trong những đế chế xăng dầu hàng đầu thế giới. Năm 2014, Boris đã bán cổ phần của mình tại công ty này cho anh trai sau khi công ty bị ảnh hưởng  nặng nề bởi lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga liên quan tới vụ sáp nhập vùng Crimea. Tới năm 2019, ông Arkady đã bán số cổ phần này với giá 1,3 tỷ USD.

Theo Bloomberg, ông Boris hiện sở hữu tài sản khoảng 1 tỷ USD, còn ông Arkady có 2,1 tỷ USD. Trong khi đó, Igor, 48 tuổi, hiện nắm cổ phần tại hãng khai thác dầu Gazprom Bureniye và công ty vận hành hệ thống thu phí đường bộ Platon.

Tin mới

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM – thương hiệu gọi xe thuần điện đầu tiên tại Đông Nam Á, vừa công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform tại Lào. Đồng thời, GSM cũng công bố việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 ở quốc gia này.
Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Tổng thống Donald Trump muốn các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe hơn tại Mỹ bằng các bộ phận của Mỹ, nhưng điều đó không dễ dàng. Ngay cả ô tô và xe tải được lắp ráp từ khung đến hoàn thiện tại Mỹ cũng phải dựa vào các bộ phận và vật liệu nước ngoài. Các chuyên gia trong ngành cho biết, một nhà sản xuất ô tô càng tiến gần đến một chiếc xe 100% "sản xuất tại Mỹ" thì chi phí càng tăng cao.