Bất động sản khó khăn do “quá tôn trọng thị trường”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói về nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự khó khăn của thị trường bất động sản trong thời gian qua
“Phát triển thị trường bất động sản vừa phải tôn trọng các yếu tố của kinh tế thị trường, nhưng cũng không thể né tránh sự quản lý của Nhà nước để làm cho thị trường phát triển lành mạnh”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khi nói về thực trạng của thị trường bất động sản trong thời gian qua và vai trò của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khá nhạy cảm này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong một thời gian dài, chúng ta đã quá tôn trọng thị trường. Tư tưởng thị trường hóa ở trong quá trình quản lý, nên thị trường phát triển tự phát, theo phong trào, dẫn tới những khó khăn của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua và đến hôm nay chúng ta đang phải tháo gỡ khó khăn cho nó.
Với quan điểm như vậy, một trong những giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong thời gian qua chính là tập trung khắc phục sự “lệch pha” về cung - cầu trên thị trường nhà ở.
Cùng với đó là phải gắn việc tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản với việc thực hiện chiến lược quốc gia về nhà ở, tức nhà ở làm ra phải đến được với người dân, để người dân nghèo cũng có nhà.
Sau hơn một năm thực hiện nhóm các giải pháp, thị trường bất động sản đã ấm lên từ cuối 2013. Đặc biệt, trong quý 1 và nửa đầu tháng 4/2014, giao dịch bất động sản đã tăng lên gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.
Giá cả và tồn kho đều được cải thiện. Tính đến 15/4 tồn kho bất động sản giảm 34,4%. Như vậy thị trường đã có nhiều dấu hiệu phấn khởi và chúng ta có thể lạc quan về tương lai của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, thị trường có diễn biến phức tạp và còn nhiều khó khăn do còn nhiều dự án mà các chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện. Cho nên chúng ta không chủ quan mà cần tiếp tục theo dõi để có những giải pháp phù hợp, điều chỉnh kịp thời, làm cho thị trường phát triển đồng bộ, lành mạnh.
Nói về kiến nghị dừng cấp phép các dự án mới, người đứng đầu ngành xây dựng cho rằng, hiện nay, cả nước có trên 4.000 dự án nhà ở, sử dụng tới 102.000 ha đất. Nếu đầu tư tất cả các dự án này phải mất khoảng 4,5 triệu tỷ đồng, tạo ra gần 3 triệu căn hộ. Với khả năng của nền kinh tế hiện nay thì không thể nào trong trung hạn chúng ta có thể giải quyết được khối lượng các dự án như vậy.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được cấp phép nhưng đã dừng. Chẳng hạn, Tp.HCM có tới 689 dự án, tương đương hơn 7.000 ha đất; Hà Nội cũng có gần 100 dự án dừng…
“Như vậy, trong khi chúng ta đang phải dừng các dự án đã cấp phép rồi, không có lý do gì chúng ta lại cấp phép mới. Nhưng tôi nói thêm, đề nghị này là đề nghị trong năm 2014”, ông Dũng nói.
Liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, chương trình này không phải bao cấp như ngày trước. Thay vào đó, lần này Nhà nước xây dựng một chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và Nhà nước hỗ trợ người thu nhập thấp, người khó khăn về nhà ở, được mua nhà với giá thấp hơn giá thị trường, do Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuế VAT đầu ra, hỗ trợ vay tín dụng với lãi suất thấp…
Nhà ở xã hội lần này là thị trường “phi hàng hóa”, tức là các giao dịch theo cơ chế thị trường, có cung thì có cầu nhưng giá nhà thì thấp hơn giá thị trường do có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hoạt động của doanh nghiệp.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khi nói về thực trạng của thị trường bất động sản trong thời gian qua và vai trò của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khá nhạy cảm này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong một thời gian dài, chúng ta đã quá tôn trọng thị trường. Tư tưởng thị trường hóa ở trong quá trình quản lý, nên thị trường phát triển tự phát, theo phong trào, dẫn tới những khó khăn của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua và đến hôm nay chúng ta đang phải tháo gỡ khó khăn cho nó.
Với quan điểm như vậy, một trong những giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong thời gian qua chính là tập trung khắc phục sự “lệch pha” về cung - cầu trên thị trường nhà ở.
Cùng với đó là phải gắn việc tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản với việc thực hiện chiến lược quốc gia về nhà ở, tức nhà ở làm ra phải đến được với người dân, để người dân nghèo cũng có nhà.
Sau hơn một năm thực hiện nhóm các giải pháp, thị trường bất động sản đã ấm lên từ cuối 2013. Đặc biệt, trong quý 1 và nửa đầu tháng 4/2014, giao dịch bất động sản đã tăng lên gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.
Giá cả và tồn kho đều được cải thiện. Tính đến 15/4 tồn kho bất động sản giảm 34,4%. Như vậy thị trường đã có nhiều dấu hiệu phấn khởi và chúng ta có thể lạc quan về tương lai của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, thị trường có diễn biến phức tạp và còn nhiều khó khăn do còn nhiều dự án mà các chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện. Cho nên chúng ta không chủ quan mà cần tiếp tục theo dõi để có những giải pháp phù hợp, điều chỉnh kịp thời, làm cho thị trường phát triển đồng bộ, lành mạnh.
Nói về kiến nghị dừng cấp phép các dự án mới, người đứng đầu ngành xây dựng cho rằng, hiện nay, cả nước có trên 4.000 dự án nhà ở, sử dụng tới 102.000 ha đất. Nếu đầu tư tất cả các dự án này phải mất khoảng 4,5 triệu tỷ đồng, tạo ra gần 3 triệu căn hộ. Với khả năng của nền kinh tế hiện nay thì không thể nào trong trung hạn chúng ta có thể giải quyết được khối lượng các dự án như vậy.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được cấp phép nhưng đã dừng. Chẳng hạn, Tp.HCM có tới 689 dự án, tương đương hơn 7.000 ha đất; Hà Nội cũng có gần 100 dự án dừng…
“Như vậy, trong khi chúng ta đang phải dừng các dự án đã cấp phép rồi, không có lý do gì chúng ta lại cấp phép mới. Nhưng tôi nói thêm, đề nghị này là đề nghị trong năm 2014”, ông Dũng nói.
Liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, chương trình này không phải bao cấp như ngày trước. Thay vào đó, lần này Nhà nước xây dựng một chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và Nhà nước hỗ trợ người thu nhập thấp, người khó khăn về nhà ở, được mua nhà với giá thấp hơn giá thị trường, do Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuế VAT đầu ra, hỗ trợ vay tín dụng với lãi suất thấp…
Nhà ở xã hội lần này là thị trường “phi hàng hóa”, tức là các giao dịch theo cơ chế thị trường, có cung thì có cầu nhưng giá nhà thì thấp hơn giá thị trường do có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hoạt động của doanh nghiệp.