Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Thị trường bất động sản đang ở đáy”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng bình luận về diễn biến và đưa ra dự báo về triển vọng thị trường bất động sản trong thời gian tới
“Tôi cho rằng thị trường bất động sản hiện đang ở đáy, nhưng đáy theo hình Parabol hay chữ U thì phải nghiên cứu”.
Quan điểm trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với độc giả cả nước tại buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng 5/6.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến diễn biến cũng như “số phận” của thị trường bất động sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Dũng cho rằng, thị trường bất động sản hiện đang đóng băng, yếu kém do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguồn vốn tín dụng. Nếu nguồn vốn tín dụng dồi dào, lãi suất thấp thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến thị trường, nếu vốn ít, lãi suất cao thì có tác động không tốt.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành xây dựng cũng khẳng định, thị trường sụt giảm còn có nguyên nhân do cầu trên thị trường thấp khiến bất động sản dư thừa, hàng hóa không phù hợp với khả năng chi trả của thị trường, dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Để giải quyết bài toán này, theo Bộ trưởng Dũng là vốn tín dụng cho thị trường rất quan trọng nhưng phải với nguồn cung tín dụng ổn định và lãi suất thấp và đặc biệt là phải hướng tới người mua nhà. Với lãi suất ưu đãi thì người mua mới có khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hàng hóa bất động sản, tăng tỷ trọng nhà ở có quy mô vừa và nhỏ cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Trả lời câu hỏi của độc giả về nguyên nhân thị trường đóng băng do giá quá cao, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, giá bất động sản ở Việt Nam có cao, song không phải lúc nào cũng cao, chỗ nào cũng cao.
Theo Bộ trưởng, trước đây, ở trung tâm Hà Nội, Tp.HCM giá bất động sản rất cao nhưng nay đã hạ. Còn bất động sản ở các vùng ngoại ô, vùng nông thôn thì còn rất rẻ. Đồng thời, giá bất động sản phụ thuộc vào cung cầu và sự khan hiếm. Khu vực phố cổ khác với ngoại ô. Giá bất động sản bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, ví dụ khu phố cổ…
Cũng theo ông Dũng, các nước khác nhau thì giá nhà đất khác nhau, ở Singapore khác với ở Hồng Kông và phụ thuộc vào sự khan hiếm… Ở Việt Nam, nhà ở khu phố cổ Hà Nội khan hiếm hơn so với các địa phương khác. Do vậy, để giảm giá nhà, cần tạo ra nhiều nguồn cung, từng bước hạ giá nhà phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
Nói về sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận, ông rất chia sẻ với các doanh nghiệp bất động sản, nhưng cần phân loại cụ thể các doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng ngân hàng, vay nhiều mà không bán được, chịu lãi suất cao, thì từ lãi thành lỗ, nợ xấu tăng lên. Không ít doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản. Loại thứ hai là các doanh nghiệp sử dụng ít tiền vay, sử dụng nguồn vốn của người dân mua nhà, hiện cũng khó khăn. Còn những doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì không phải bàn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Với các doanh nghiệp bất động sản nhỏ lẻ, Bộ trưởng Dũng trấn an “trong lúc này, các doanh nghiệp cần bình tĩnh, nhìn toàn diện, tổng thể thị trường, phân tích các nguyên nhân, tồn tại của thị trường và phải can đảm, phải vững vàng để vượt qua khó khăn, chứ không ngã lòng, chán nản. Phải khôn ngoan lựa chọn các giải pháp như cấu trúc lại doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc liên doanh liên kết để trụ vững, cùng nhau vượt qua khó khăn này...”.
Bình luận về diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, hiện nay đang là đáy của bất động sản, nhưng đáy này theo hình Parabol hay chữ U thì phải nghiên cứu. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, ông cho rằng khả năng không phải hình chữ U bởi vì thời gian bất động sản ảm đạm đã quá dài, ở Hà Nội thì từ nửa năm 2011 còn Tp.HCM từ năm 2009.
Và mặc dù hiện thị trường đã có tín hiệu sáng hơn, số lượng các giao dịch bất động sản đã cải thiện, song theo ông, trong năm 2012 này, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn.
“Nếu mua nhà để ở thì nên tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình, còn nếu để kinh doanh thì cần nghiên cứu kỹ hơn”, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận.
Quan điểm trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với độc giả cả nước tại buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng 5/6.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến diễn biến cũng như “số phận” của thị trường bất động sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Dũng cho rằng, thị trường bất động sản hiện đang đóng băng, yếu kém do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nguồn vốn tín dụng. Nếu nguồn vốn tín dụng dồi dào, lãi suất thấp thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến thị trường, nếu vốn ít, lãi suất cao thì có tác động không tốt.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành xây dựng cũng khẳng định, thị trường sụt giảm còn có nguyên nhân do cầu trên thị trường thấp khiến bất động sản dư thừa, hàng hóa không phù hợp với khả năng chi trả của thị trường, dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Để giải quyết bài toán này, theo Bộ trưởng Dũng là vốn tín dụng cho thị trường rất quan trọng nhưng phải với nguồn cung tín dụng ổn định và lãi suất thấp và đặc biệt là phải hướng tới người mua nhà. Với lãi suất ưu đãi thì người mua mới có khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hàng hóa bất động sản, tăng tỷ trọng nhà ở có quy mô vừa và nhỏ cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Trả lời câu hỏi của độc giả về nguyên nhân thị trường đóng băng do giá quá cao, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, giá bất động sản ở Việt Nam có cao, song không phải lúc nào cũng cao, chỗ nào cũng cao.
Theo Bộ trưởng, trước đây, ở trung tâm Hà Nội, Tp.HCM giá bất động sản rất cao nhưng nay đã hạ. Còn bất động sản ở các vùng ngoại ô, vùng nông thôn thì còn rất rẻ. Đồng thời, giá bất động sản phụ thuộc vào cung cầu và sự khan hiếm. Khu vực phố cổ khác với ngoại ô. Giá bất động sản bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, ví dụ khu phố cổ…
Cũng theo ông Dũng, các nước khác nhau thì giá nhà đất khác nhau, ở Singapore khác với ở Hồng Kông và phụ thuộc vào sự khan hiếm… Ở Việt Nam, nhà ở khu phố cổ Hà Nội khan hiếm hơn so với các địa phương khác. Do vậy, để giảm giá nhà, cần tạo ra nhiều nguồn cung, từng bước hạ giá nhà phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
Nói về sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận, ông rất chia sẻ với các doanh nghiệp bất động sản, nhưng cần phân loại cụ thể các doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng ngân hàng, vay nhiều mà không bán được, chịu lãi suất cao, thì từ lãi thành lỗ, nợ xấu tăng lên. Không ít doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản. Loại thứ hai là các doanh nghiệp sử dụng ít tiền vay, sử dụng nguồn vốn của người dân mua nhà, hiện cũng khó khăn. Còn những doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì không phải bàn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Với các doanh nghiệp bất động sản nhỏ lẻ, Bộ trưởng Dũng trấn an “trong lúc này, các doanh nghiệp cần bình tĩnh, nhìn toàn diện, tổng thể thị trường, phân tích các nguyên nhân, tồn tại của thị trường và phải can đảm, phải vững vàng để vượt qua khó khăn, chứ không ngã lòng, chán nản. Phải khôn ngoan lựa chọn các giải pháp như cấu trúc lại doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc liên doanh liên kết để trụ vững, cùng nhau vượt qua khó khăn này...”.
Bình luận về diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, hiện nay đang là đáy của bất động sản, nhưng đáy này theo hình Parabol hay chữ U thì phải nghiên cứu. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, ông cho rằng khả năng không phải hình chữ U bởi vì thời gian bất động sản ảm đạm đã quá dài, ở Hà Nội thì từ nửa năm 2011 còn Tp.HCM từ năm 2009.
Và mặc dù hiện thị trường đã có tín hiệu sáng hơn, số lượng các giao dịch bất động sản đã cải thiện, song theo ông, trong năm 2012 này, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn.
“Nếu mua nhà để ở thì nên tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình, còn nếu để kinh doanh thì cần nghiên cứu kỹ hơn”, Bộ trưởng Dũng nhìn nhận.