BP đang chờ Chính phủ Việt Nam cho phép bán tài sản
BP đang chờ sự cho phép của Chính phủ để chính thức tiến hành tiếp thị các tài sản của tập đoàn này ở Việt Nam
BP đang chờ sự cho phép của Chính phủ để
chính thức tiến hành tiếp thị các tài sản của tập đoàn này ở Việt Nam.
Một nguồn tin từ BP đã cho biết như vậy khi trả lời VnEconomy xung quanh việc bán tài sản của tập đoàn này tại Việt Nam, để có thêm tiền xử lý thảm họa dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Kế hoạch bán tài sản này "không ảnh hưởng đến những mảng kinh doanh khác của BP tại thị trường Việt Nam như cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, sản xuất và kinh doanh dầu nhờn", nguồn tin trên cho biết và khẳng định BP vẫn tiếp tục có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 23/7, hãng thông tấn Ấn Độ PTI cho biết, Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ của Việt Nam trong việc mua lại các tài sản của tập đoàn BP. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ Murli Deora đã có cuộc hội đàm được mô tả là "rất thuận lợi" với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
PTI cho biết, cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đều muốn mua lại số tài sản của BP trong dự án mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (lô 6.1 dự án Nam Côn Sơn), nơi hiện đang sản xuất 14 triệu m3 khí đốt mỗi ngày. Ấn Độ cũng mong muốn mua được cổ phần của BP trong dự án đường ống dẫn khí và nhà máy điện.
Theo PTI, trước đó, ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, đã nói rằng, BP nên ưu tiên cho các đối tác của BP khi bán tài sản ở Việt Nam, trước khi nhận đơn chào mua của khách hàng bên ngoài. Hãng tin này nhận định, rất có khả năng, ONGC và Petro Vietnam có thể đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ số cổ phần mua lại từ BP.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Tập đoàn BP bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1989. Các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của BP những năm 1990 đã giúp BP phát hiện được 4 mỏ khí chính ngoài khơi, cách Tp.HCM khoảng 320 km về phía nam. Từ đó đã ra đời dự án liên hợp khí điện Nam Côn Sơn trị giá 1,3 tỉ Đô la Mỹ, bao gồm việc phát triển và khai thác khí tại hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ dài 400 km, và xây dựng và vận hành Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay BP đang cung cấp 4 tỉ mét khối khí một năm, đáp ứng khoảng 24% sản lượng điện của Việt Nam. Hai nhãn hiệu dầu nhớt của BP và Castrol là hai thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Năm 2009, BP đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Hợp đồng sẽ thực hiện trong 5 năm tới.
Một nguồn tin từ BP đã cho biết như vậy khi trả lời VnEconomy xung quanh việc bán tài sản của tập đoàn này tại Việt Nam, để có thêm tiền xử lý thảm họa dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Kế hoạch bán tài sản này "không ảnh hưởng đến những mảng kinh doanh khác của BP tại thị trường Việt Nam như cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, sản xuất và kinh doanh dầu nhờn", nguồn tin trên cho biết và khẳng định BP vẫn tiếp tục có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 23/7, hãng thông tấn Ấn Độ PTI cho biết, Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ của Việt Nam trong việc mua lại các tài sản của tập đoàn BP. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ Murli Deora đã có cuộc hội đàm được mô tả là "rất thuận lợi" với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
PTI cho biết, cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đều muốn mua lại số tài sản của BP trong dự án mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (lô 6.1 dự án Nam Côn Sơn), nơi hiện đang sản xuất 14 triệu m3 khí đốt mỗi ngày. Ấn Độ cũng mong muốn mua được cổ phần của BP trong dự án đường ống dẫn khí và nhà máy điện.
Theo PTI, trước đó, ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, đã nói rằng, BP nên ưu tiên cho các đối tác của BP khi bán tài sản ở Việt Nam, trước khi nhận đơn chào mua của khách hàng bên ngoài. Hãng tin này nhận định, rất có khả năng, ONGC và Petro Vietnam có thể đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ số cổ phần mua lại từ BP.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Tập đoàn BP bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1989. Các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của BP những năm 1990 đã giúp BP phát hiện được 4 mỏ khí chính ngoài khơi, cách Tp.HCM khoảng 320 km về phía nam. Từ đó đã ra đời dự án liên hợp khí điện Nam Côn Sơn trị giá 1,3 tỉ Đô la Mỹ, bao gồm việc phát triển và khai thác khí tại hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ dài 400 km, và xây dựng và vận hành Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay BP đang cung cấp 4 tỉ mét khối khí một năm, đáp ứng khoảng 24% sản lượng điện của Việt Nam. Hai nhãn hiệu dầu nhớt của BP và Castrol là hai thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Năm 2009, BP đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Hợp đồng sẽ thực hiện trong 5 năm tới.