BP bán tài sản tại Việt Nam để khắc phục tràn dầu ở Mỹ
Tập đoàn BP của Anh cho biết sẽ bán các tài sản ở Việt Nam và Pakistan, để có thêm tiền xử lý dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ)
Tập đoàn BP của Anh cho biết sẽ bán các tài sản ở Việt Nam và Pakistan, để có thêm tiền xử lý dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên David Nicholas của tập đoàn BP hôm 20/7 cho biết, thương vụ có giá trị 1,7 tỷ USD. BP đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam và Pakistan về vụ mua bán này.
Các tài sản này bao gồm cổ phần của BP trong các cơ sở sản xuất dầu trên đất liền ở Pakistan. Ngoài ra còn có các giếng sản xuất khí đốt tự nhiên, một đường ống dẫn và một nhà máy năng lượng của BP ở Việt Nam.
Toàn bộ số tiền bán các tài sản trên sẽ được chuyển vào quỹ trị giá 20 tỷ USD của tập đoàn nhằm trang trải các chi phí dọn sạch dầu loang, làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại do thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico.
BP cũng cho biết hiện chưa nhận được đơn đặt mua nào đối với những tài sản trên.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
Chuyên gia phân tích Pavel Molchanov của hãng Raymond James nhận định, số tài sản của BP ở Việt Nam và Pakistan có thể đáng giá từ 2 - 4 tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, phát ngôn viên của BP khẳng định, tập đoàn sẽ bán tài sản của mình tại Pakistan vào cuối năm nay, song chưa quyết định thời gian bán tài sản ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh, vụ mua bán này sẽ không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của BP.
Trước đó, BP cũng tuyên bố bán một số tài sản thuộc lĩnh vực dầu khí trị giá 7 tỷ USD cho tập đoàn Apache. Thảm họa tràn dầu đã khiến BP suy kiệt về tài chính và buộc phải đi tới quyết định bán tài sản này.
Theo hãng tin CNN, các tài sản mà BP dự kiến “sang tay” cho hãng dầu lửa Apache, bao gồm các mỏ dầu và khí tự nhiên, cùng với nhà máy chế biến dầu khí thuộc các bang Texas, miền Đông Nam bang New Mexico của Mỹ và vùng phía Tây Canada, cộng với quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Ai Cập.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Một số tờ báo của Anh hôm nay loan tin, Giám đốc điều hành (CEO) Tony Hayward của BP có thể sắp mất chức và phải rời khỏi tập đoàn vào tháng 10 năm nay. Việc cách chức CEO có thể được xem là một nỗ lực của BP trong việc khôi phục lại hình ảnh.
Để có tiền cho việc dọn dẹp dầu tràn và bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa, BP đã tuyên bố ngừng trả cổ tức quý 1-2-3 năm nay cho cổ đông. Nhiều nguồn tin cho rằng, hãng này đang đàm phán với các quỹ lợi ích quốc gia về đề nghị bơm vốn để có đủ năng lực tài chính, tránh kết cục bị rơi vào tay một tập đoàn dầu lửa khác.
Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên David Nicholas của tập đoàn BP hôm 20/7 cho biết, thương vụ có giá trị 1,7 tỷ USD. BP đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam và Pakistan về vụ mua bán này.
Các tài sản này bao gồm cổ phần của BP trong các cơ sở sản xuất dầu trên đất liền ở Pakistan. Ngoài ra còn có các giếng sản xuất khí đốt tự nhiên, một đường ống dẫn và một nhà máy năng lượng của BP ở Việt Nam.
Toàn bộ số tiền bán các tài sản trên sẽ được chuyển vào quỹ trị giá 20 tỷ USD của tập đoàn nhằm trang trải các chi phí dọn sạch dầu loang, làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại do thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico.
BP cũng cho biết hiện chưa nhận được đơn đặt mua nào đối với những tài sản trên.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
Chuyên gia phân tích Pavel Molchanov của hãng Raymond James nhận định, số tài sản của BP ở Việt Nam và Pakistan có thể đáng giá từ 2 - 4 tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, phát ngôn viên của BP khẳng định, tập đoàn sẽ bán tài sản của mình tại Pakistan vào cuối năm nay, song chưa quyết định thời gian bán tài sản ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh, vụ mua bán này sẽ không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của BP.
Trước đó, BP cũng tuyên bố bán một số tài sản thuộc lĩnh vực dầu khí trị giá 7 tỷ USD cho tập đoàn Apache. Thảm họa tràn dầu đã khiến BP suy kiệt về tài chính và buộc phải đi tới quyết định bán tài sản này.
Theo hãng tin CNN, các tài sản mà BP dự kiến “sang tay” cho hãng dầu lửa Apache, bao gồm các mỏ dầu và khí tự nhiên, cùng với nhà máy chế biến dầu khí thuộc các bang Texas, miền Đông Nam bang New Mexico của Mỹ và vùng phía Tây Canada, cộng với quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Ai Cập.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Một số tờ báo của Anh hôm nay loan tin, Giám đốc điều hành (CEO) Tony Hayward của BP có thể sắp mất chức và phải rời khỏi tập đoàn vào tháng 10 năm nay. Việc cách chức CEO có thể được xem là một nỗ lực của BP trong việc khôi phục lại hình ảnh.
Để có tiền cho việc dọn dẹp dầu tràn và bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa, BP đã tuyên bố ngừng trả cổ tức quý 1-2-3 năm nay cho cổ đông. Nhiều nguồn tin cho rằng, hãng này đang đàm phán với các quỹ lợi ích quốc gia về đề nghị bơm vốn để có đủ năng lực tài chính, tránh kết cục bị rơi vào tay một tập đoàn dầu lửa khác.