Các nước cô lập Qatar đưa ra 13 điều kiện để nối lại quan hệ
Nếu Qatar đáp ứng được 13 điều kiện, thì cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở vùng Vịnh trong nhiều năm trở lại đây sẽ được khép lại
4 nước Arab tẩy chay Qatar với cáo buộc cho rằng nước này hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố đã gửi cho Doha một danh sách gồm 13 điều kiện để nối lại quan hệ, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin quan chức cho biết.
Theo nguồn tin, hai trong số những điều kiện mà Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, và Ai Cập đưa ra cho Qatar là đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera và giảm quan hệ với Iran - đối thủ trong khu vực của các nước này. Nếu Qatar đáp ứng được 13 điều kiện mà họ đưa ra, thì cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở vùng Vịnh trong nhiều năm trở lại đây sẽ được khép lại.
Reuters nhận định, những điều kiện mà các nước láng giềng gửi cho Qatar dường như nhằm đảo ngược chính sách đối ngoại mà Doha sẽ theo đuổi suốt 2 thập kỷ qua. Đó là chính sách đối ngoại mà Qatar bị cho là làm quá so với khả năng của họ, trong đó nước này thường giữ vai trò môi giới hòa bình trong các cuộc xung đột tại các quốc gia Hồi giáo.
Tư duy độc lập của Qatar trong đối ngoại, bao gồm lập trường mềm mỏng với Iran và sự ủng hộ dành cho các tổ chức Hồi giáo, đặc biệt là phong trào Anh em Hồi giáo, đã khiến một số nước láng giềng “khó chịu” bởi các nước này xem Hồi giáo chính trị là một mối đe dọa đối với các gia đình hoàng tộc trị vì.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết, 4 nước láng giềng cắt quan hệ kinh tế, ngoại giao và giao thông với Qatar từ hôm 5/6 cũng đòi Doha đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar.
Bên cạnh đó, Qatar còn phải tuyên bố cắt quan hệ với các tổ chức khủng bố, ý thức hệ và sắc tộc, bao gồm Anh em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo (IS), al Qaeda, Hezbollah, và Jabhat Fateh al Sham - tiền thân là một nhánh của al Qaeda ở Syria, theo nguồn tin. Qatar cũng được yêu cầu phải giao nộp tất cả những phần tử bị cho là khủng bố đang có mặt ở lãnh thổ nước này.
Lý do mà 4 nước đưa ra cho việc cắt quan hệ ngoại giao với Qatar là cáo buộc nước này tài trợ chủ nghĩa khủng bố, gây bất ổn ở khu vực, và thân thiện với Iran. Qatar phủ nhận tất cả những cáo buộc như vậy.
Hiện phía Qatar chưa đưa ra tuyên bố gì về các điều kiện mà 4 nước láng giềng đưa ra. Tuy nhiên, vào hôm thứ Hai tuần này, Ngoại trưởng Qatar, ông Mohammed bin Abdulrahman al-Thani nói rằng Doha sẽ không đàm phán với 4 nước trừ phi họ dỡ bỏ các biện pháp cô lập Qatar.
4 nước láng giềng cho Doha 10 ngày để thực hiện các điều kiện mà họ đưa ra, sau thời hạn đó các điều kiện này không còn hiệu lực, vị quan chức cho biết.
Nguồn tin không tiết lộ danh tính nói rằng các yêu cầu trên được chuyển tới Qatar thông qua Kuwait, quốc gia giữ vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng. Trong số các điều kiện còn có yêu cầu Qatar dừng can thiệp vào các vấn đề đối nội, đối ngoại của 4 nước và dừng việc cấp quốc tịch Qatar cho công dân của 4 nước.
Ngoài ra, Qatar phải trả tiền bồi thường cho các nước này về bất kỳ thiệt hại hay tổn thất nào xảy ra trong những năm gần đây do chính sách của Qatar.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện một lập trường cứng rắn với Qatar, cáo buộc nước này là nhà tài trợ “cấp độ cao” cho chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, ông Trump cũng đề nghị hỗ trợ các bên giải quyết các bất đồng trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Qatar trong cuộc khủng hoảng đã kéo dài 3 tuần này. Ankara đã cử chuyến tàu đầu tiên chở viện trợ thực phẩm tới Qatar và điều một nhóm binh sỹ và xe bọc thép tới nước này vào hôm thứ Năm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia về giảm căng thẳng trong khu vực.
Theo nguồn tin, hai trong số những điều kiện mà Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, và Ai Cập đưa ra cho Qatar là đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera và giảm quan hệ với Iran - đối thủ trong khu vực của các nước này. Nếu Qatar đáp ứng được 13 điều kiện mà họ đưa ra, thì cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở vùng Vịnh trong nhiều năm trở lại đây sẽ được khép lại.
Reuters nhận định, những điều kiện mà các nước láng giềng gửi cho Qatar dường như nhằm đảo ngược chính sách đối ngoại mà Doha sẽ theo đuổi suốt 2 thập kỷ qua. Đó là chính sách đối ngoại mà Qatar bị cho là làm quá so với khả năng của họ, trong đó nước này thường giữ vai trò môi giới hòa bình trong các cuộc xung đột tại các quốc gia Hồi giáo.
Tư duy độc lập của Qatar trong đối ngoại, bao gồm lập trường mềm mỏng với Iran và sự ủng hộ dành cho các tổ chức Hồi giáo, đặc biệt là phong trào Anh em Hồi giáo, đã khiến một số nước láng giềng “khó chịu” bởi các nước này xem Hồi giáo chính trị là một mối đe dọa đối với các gia đình hoàng tộc trị vì.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết, 4 nước láng giềng cắt quan hệ kinh tế, ngoại giao và giao thông với Qatar từ hôm 5/6 cũng đòi Doha đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar.
Bên cạnh đó, Qatar còn phải tuyên bố cắt quan hệ với các tổ chức khủng bố, ý thức hệ và sắc tộc, bao gồm Anh em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo (IS), al Qaeda, Hezbollah, và Jabhat Fateh al Sham - tiền thân là một nhánh của al Qaeda ở Syria, theo nguồn tin. Qatar cũng được yêu cầu phải giao nộp tất cả những phần tử bị cho là khủng bố đang có mặt ở lãnh thổ nước này.
Lý do mà 4 nước đưa ra cho việc cắt quan hệ ngoại giao với Qatar là cáo buộc nước này tài trợ chủ nghĩa khủng bố, gây bất ổn ở khu vực, và thân thiện với Iran. Qatar phủ nhận tất cả những cáo buộc như vậy.
Hiện phía Qatar chưa đưa ra tuyên bố gì về các điều kiện mà 4 nước láng giềng đưa ra. Tuy nhiên, vào hôm thứ Hai tuần này, Ngoại trưởng Qatar, ông Mohammed bin Abdulrahman al-Thani nói rằng Doha sẽ không đàm phán với 4 nước trừ phi họ dỡ bỏ các biện pháp cô lập Qatar.
4 nước láng giềng cho Doha 10 ngày để thực hiện các điều kiện mà họ đưa ra, sau thời hạn đó các điều kiện này không còn hiệu lực, vị quan chức cho biết.
Nguồn tin không tiết lộ danh tính nói rằng các yêu cầu trên được chuyển tới Qatar thông qua Kuwait, quốc gia giữ vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng. Trong số các điều kiện còn có yêu cầu Qatar dừng can thiệp vào các vấn đề đối nội, đối ngoại của 4 nước và dừng việc cấp quốc tịch Qatar cho công dân của 4 nước.
Ngoài ra, Qatar phải trả tiền bồi thường cho các nước này về bất kỳ thiệt hại hay tổn thất nào xảy ra trong những năm gần đây do chính sách của Qatar.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện một lập trường cứng rắn với Qatar, cáo buộc nước này là nhà tài trợ “cấp độ cao” cho chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, ông Trump cũng đề nghị hỗ trợ các bên giải quyết các bất đồng trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Qatar trong cuộc khủng hoảng đã kéo dài 3 tuần này. Ankara đã cử chuyến tàu đầu tiên chở viện trợ thực phẩm tới Qatar và điều một nhóm binh sỹ và xe bọc thép tới nước này vào hôm thứ Năm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia về giảm căng thẳng trong khu vực.