S&P hạ tín nhiệm nợ Qatar vì căng thẳng vùng Vịnh
Sau khi bị các nước láng giếng cô lập, Qatar bị Standard & Poor's Ratings hạ một bậc tín nhiệm nợ
Hôm 7/6, Standard & Poor's (S&P) Ratings cho biết đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Qatar từ mức AA xuống AA-, với triển vọng tiêu cực.
Động thái này diễn ra sau khi quốc gia giàu có này bị các nước láng giếng gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Libya, và Yemen cắt đứt quan hệ ngoại giao, giao thương với cáo buộc “tài trợ cho các tổ chức khủng bố như IS và al-Qaeda", tờ MarketWatch cho biết.
“Chúng tôi tin rằng việc này sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình của Qatar, gây áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế và các chỉ số tài khóa của nước này”, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P cho biết trong một thông cáo. Hãng này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Qatar sẽ chậm lại do thương mại và đầu tư giảm tốc.
Đánh giá “triển vọng tiêu cực” của S&P đối với Qatar cho thấy những rủi ro liên quan tới tình hình chính trị bất ổn và nhiều khả năng hãng này sẽ còn tiếp tục hạ tín nhiệm của Qatar nếu căng thẳng vùng vịnh leo thang hoặc nợ công của nước này tăng nhanh hơn dự báo.
“Chúng tôi có thể sẽ tiếp tục hạ xếp hạng của nước này nếu nợ công của chính phủ tăng cao hoặc các khoản tiền gửi quốc tế tại Qatar bị rút về”, thông báo của S&P cho biết.
Hiện tại, hệ thống ngân hàng của Qatar đang có lượng lớn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong khi đó, chính phủ nước này phải tăng vay ngân hàng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.
S&P dự báo sau nhiều sự kiện diễn ra gần đây, nhiều khả năng số tiền gửi này sẽ bị rút ra ồ ạt. Khi đó, Qatar sẽ cần tiền từ quỹ đầu tư quốc gia QIA và dữ trự ngân hàng trung ương để xử lý tình trạng này.
Đến nay, chính phủ Qatar đã vay vốn từ trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình hạ tầng trị giá tổng cộng khoảng 200 tỷ USD, một phần để chuẩn bị cho việc đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới World Cup vào năm 2022.
Việc giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Qatar sụt giảm gần đây là một tín hiệu cho thấy nước này sẽ phải trả lãi suất cao hơn nếu đi vay thêm trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 26/5, hãng đánh giá tín nhiệm Moody's cũng hạ xếp hạng nợ của Qatar một bậc do các vấn đề liên quan tới nợ công của nước này.
Tuy nhiên, sau động thái cô lập của các nước vùng Vịnh với Qatar, Moody’s cùng với hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vẫn giữ nguyên xếp hạng của nước này, lần lượt là Aa3 và AA.
Động thái này diễn ra sau khi quốc gia giàu có này bị các nước láng giếng gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Libya, và Yemen cắt đứt quan hệ ngoại giao, giao thương với cáo buộc “tài trợ cho các tổ chức khủng bố như IS và al-Qaeda", tờ MarketWatch cho biết.
“Chúng tôi tin rằng việc này sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình của Qatar, gây áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế và các chỉ số tài khóa của nước này”, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P cho biết trong một thông cáo. Hãng này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Qatar sẽ chậm lại do thương mại và đầu tư giảm tốc.
Đánh giá “triển vọng tiêu cực” của S&P đối với Qatar cho thấy những rủi ro liên quan tới tình hình chính trị bất ổn và nhiều khả năng hãng này sẽ còn tiếp tục hạ tín nhiệm của Qatar nếu căng thẳng vùng vịnh leo thang hoặc nợ công của nước này tăng nhanh hơn dự báo.
“Chúng tôi có thể sẽ tiếp tục hạ xếp hạng của nước này nếu nợ công của chính phủ tăng cao hoặc các khoản tiền gửi quốc tế tại Qatar bị rút về”, thông báo của S&P cho biết.
Hiện tại, hệ thống ngân hàng của Qatar đang có lượng lớn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong khi đó, chính phủ nước này phải tăng vay ngân hàng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.
S&P dự báo sau nhiều sự kiện diễn ra gần đây, nhiều khả năng số tiền gửi này sẽ bị rút ra ồ ạt. Khi đó, Qatar sẽ cần tiền từ quỹ đầu tư quốc gia QIA và dữ trự ngân hàng trung ương để xử lý tình trạng này.
Đến nay, chính phủ Qatar đã vay vốn từ trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình hạ tầng trị giá tổng cộng khoảng 200 tỷ USD, một phần để chuẩn bị cho việc đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới World Cup vào năm 2022.
Việc giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Qatar sụt giảm gần đây là một tín hiệu cho thấy nước này sẽ phải trả lãi suất cao hơn nếu đi vay thêm trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 26/5, hãng đánh giá tín nhiệm Moody's cũng hạ xếp hạng nợ của Qatar một bậc do các vấn đề liên quan tới nợ công của nước này.
Tuy nhiên, sau động thái cô lập của các nước vùng Vịnh với Qatar, Moody’s cùng với hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vẫn giữ nguyên xếp hạng của nước này, lần lượt là Aa3 và AA.