Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn
Singapore đã sử dụng nguồn cát từ Campuchia trong suốt nhiều nằm qua để phục vụ cho việc mở rộng lãnh thổ
Campuchia vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn, chính thức chấm dứt việc bán cát cho Singapore - quốc gia đã sử dụng nguồn cát từ Campuchia trong suốt nhiều nằm qua để phục vụ cho việc mở rộng lãnh thổ.
Theo hãng tin BBC, các nhóm bảo vệ môi trường nói rằng việc đào và hút cát đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển của Campuchia. Năm ngoái, nước này công bố lệnh cấm xuất khẩu cát tạm thời, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng hoạt động đào hút cát vẫn tiếp diễn.
Số liệu của Liên hiệp quốc cho thấy Singapore đã nhập khẩu hơn 72 triệu tấn cát từ Campuchia kể từ năm 2007. Trong khi đó, Chính phủ Campuchia nói rằng Singapore chỉ nhập khẩu 16 triệu tấn cát từ nước này trong cùng khoảng thời gian.
Từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore đã mở rộng diện tích được hơn 20%. Đảo quốc sư tử cũng xem việc mở rộng lãnh thổ thông qua bồi lấp là một chiến lược chủ chốt để đáp ứng dân số ngày càng tăng.
Cát là vật liệu chủ chốt cho hoạt động bồi lấp, nhưng những dự án gần đây của Singapore đã bất đầu thử nghiệm những kỹ thuật mới đòi hỏi sử dụng ít cát hơn. Ngoài ra, các dự án bồi lấp của Singapore được thi công bởi các nhà thầu tư nhân - những công ty phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu cát, trong đó có cả các biện pháp bảo vệ môi trường.
Phát ngôn viên Meng Saktheara thuộc Bộ Khai khoáng và Năng lượng Campuchia nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn mà nước này vừa ban hành là câu trả lời đối với những lo ngại về môi trường. “Những lo ngại đó là chính đáng và rủi ro là rất lớn, bởi vậy chúng tôi quyết định cấm xuất khẩu cát và hoạt động đào hút cát quy mô lớn”, ông Meng nói.
Trước Campuchia, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành nhiều loại lệnh cấm xuất khẩu cát khác nhau. Chẳng hạn, Malaysia ban lệnh cấm xuất khẩu cát vào năm 1997, còn Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu đất pha cát sang Singapore vào năm 2007.
Các tổ chức môi trường hy vọng rằng lệnh cấm sẽ chấm dứt việc buôn bán cát, hoạt động mà họ cho là gây tổn hại cho môi trường trong nhiều năm trời.
“Tôi cho rằng lệnh cấm sẽ tạo ra sự khác biệt. Các công ty khai thác cát sẽ khó mà xuất khẩu cát được nữa”, ông Alejandro Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động thuộc nhóm Mother Nature, phát biểu.
Ông Gonzalez-Davidson nói thêm rằng sự chú ý của giới truyền thông và các nhà hoạt động môi trường đối với hoạt động buôn bán cát hiện nay sẽ khiến các công ty khó có thể bất chấp lệnh cấm.
Theo hãng tin BBC, các nhóm bảo vệ môi trường nói rằng việc đào và hút cát đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển của Campuchia. Năm ngoái, nước này công bố lệnh cấm xuất khẩu cát tạm thời, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng hoạt động đào hút cát vẫn tiếp diễn.
Số liệu của Liên hiệp quốc cho thấy Singapore đã nhập khẩu hơn 72 triệu tấn cát từ Campuchia kể từ năm 2007. Trong khi đó, Chính phủ Campuchia nói rằng Singapore chỉ nhập khẩu 16 triệu tấn cát từ nước này trong cùng khoảng thời gian.
Từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore đã mở rộng diện tích được hơn 20%. Đảo quốc sư tử cũng xem việc mở rộng lãnh thổ thông qua bồi lấp là một chiến lược chủ chốt để đáp ứng dân số ngày càng tăng.
Cát là vật liệu chủ chốt cho hoạt động bồi lấp, nhưng những dự án gần đây của Singapore đã bất đầu thử nghiệm những kỹ thuật mới đòi hỏi sử dụng ít cát hơn. Ngoài ra, các dự án bồi lấp của Singapore được thi công bởi các nhà thầu tư nhân - những công ty phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu cát, trong đó có cả các biện pháp bảo vệ môi trường.
Phát ngôn viên Meng Saktheara thuộc Bộ Khai khoáng và Năng lượng Campuchia nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn mà nước này vừa ban hành là câu trả lời đối với những lo ngại về môi trường. “Những lo ngại đó là chính đáng và rủi ro là rất lớn, bởi vậy chúng tôi quyết định cấm xuất khẩu cát và hoạt động đào hút cát quy mô lớn”, ông Meng nói.
Trước Campuchia, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành nhiều loại lệnh cấm xuất khẩu cát khác nhau. Chẳng hạn, Malaysia ban lệnh cấm xuất khẩu cát vào năm 1997, còn Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu đất pha cát sang Singapore vào năm 2007.
Các tổ chức môi trường hy vọng rằng lệnh cấm sẽ chấm dứt việc buôn bán cát, hoạt động mà họ cho là gây tổn hại cho môi trường trong nhiều năm trời.
“Tôi cho rằng lệnh cấm sẽ tạo ra sự khác biệt. Các công ty khai thác cát sẽ khó mà xuất khẩu cát được nữa”, ông Alejandro Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động thuộc nhóm Mother Nature, phát biểu.
Ông Gonzalez-Davidson nói thêm rằng sự chú ý của giới truyền thông và các nhà hoạt động môi trường đối với hoạt động buôn bán cát hiện nay sẽ khiến các công ty khó có thể bất chấp lệnh cấm.