Thủ tướng: Sẽ có “án điểm” với khai thác cát, sỏi trái phép
Hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên sông vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên toàn quốc
Tiếp tục đẩy mạnh đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép, điều tra xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, cầm đầu và nhóm lợi ích tham nhũng bao che, Thủ tướng khẳng định tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Gửi phiếu chất vấn đến Thủ tướng, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) đặt vấn đề: thời gian qua việc cấp phép khai thác cát tràn lan, nạn hút cát trái phép, xuất khẩu cát với số lượng lớn kéo dài nhiều năm. Ông Nghĩa cho rằng đây là một trong những tác nhân gây xói lở bờ sông, bờ biển, làm sụp đổ nhà cửa, vườn tược của nhiều người dân trên cả nước.
“Xin cho biết việc quy hoạch cấp phép và quản lý khai thác cát có những sai phạm gì, Chính phủ đã và sẽ xử lý ra sao, có những giải pháp gì để bảo vệ an toàn cho môi trường và đời sống người dân, đồng thời bảo đảm nhu cầu cát xây dựng?”, đại biểu Nghĩa chất vấn.
Hồi âm từ người đứng đầu Chính phủ cho biết, thời gian qua, công tác quản lý và đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa xử lý được hình sự, việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe, việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm cuả các địa phương chưa thống nhất.
Văn bản trả lời chất vấn nêu rõ, hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên sông vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên toàn quốc. Đây là hoạt động tội phạm tinh vi, khó đối phó, sẵn sàng chống lại người thi hành công vụ. Thực tế hiện nay, đang trong giai đoạn cao điểm trấn áp tội phạm, nhưng hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn diễn ra tinh vi, có nơi công khai, có tính chất lộng hành, chống lại người thi hành công vụ, đe doạ người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương.
Nguyên nhân, theo Thủ tướng, chủ yếu do công tác quản lý Nhà nước còn yếu, chưa mạnh dạn phân cấp cho địa phương, dư luận nghi ngờ có quan hệ lợi ích nhóm, các lực lượng chức năng buông lỏng quản lý, thiếu phối hợp chặt chẽ, một số quy định pháp luật còn bất cập.
Mặt khác, do nhu cầu sử dụng cát để san lấp và xây dựng hiện nay rất lớn, việc khai thác, kinh doanh cát đem lại nguồn thu cao.
Nguyên nhân tiếp theo được Thủ tướng nêu là phạm vi các luồng tuyến sông rộng, thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ cát khắp các tỉnh, thành phố. Quy định pháp luật về xử lý hình sự hành vi khai thác cát, sỏi trái phép chưa cụ thể, rõ ràng. Việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm này, có dư luận về lợi ích nhóm, bao che cho ác hoạt động khai thác cát sỏi trái phép.
Về giải pháp, Thủ tướng cho biết thời gian tới Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề để đánh giá và đề ra các giải pháp toàn diện, căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Trước mắt, tiếp tục đẩy mạnh đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép, điều tra xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, cầm đầu và nhóm lợi ích tham nhũng bao che. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan để khởi tố và xét xử điểm một số vụ án có liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi...
Gửi phiếu chất vấn đến Thủ tướng, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) đặt vấn đề: thời gian qua việc cấp phép khai thác cát tràn lan, nạn hút cát trái phép, xuất khẩu cát với số lượng lớn kéo dài nhiều năm. Ông Nghĩa cho rằng đây là một trong những tác nhân gây xói lở bờ sông, bờ biển, làm sụp đổ nhà cửa, vườn tược của nhiều người dân trên cả nước.
“Xin cho biết việc quy hoạch cấp phép và quản lý khai thác cát có những sai phạm gì, Chính phủ đã và sẽ xử lý ra sao, có những giải pháp gì để bảo vệ an toàn cho môi trường và đời sống người dân, đồng thời bảo đảm nhu cầu cát xây dựng?”, đại biểu Nghĩa chất vấn.
Hồi âm từ người đứng đầu Chính phủ cho biết, thời gian qua, công tác quản lý và đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa xử lý được hình sự, việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe, việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm cuả các địa phương chưa thống nhất.
Văn bản trả lời chất vấn nêu rõ, hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên sông vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên toàn quốc. Đây là hoạt động tội phạm tinh vi, khó đối phó, sẵn sàng chống lại người thi hành công vụ. Thực tế hiện nay, đang trong giai đoạn cao điểm trấn áp tội phạm, nhưng hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn diễn ra tinh vi, có nơi công khai, có tính chất lộng hành, chống lại người thi hành công vụ, đe doạ người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương.
Nguyên nhân, theo Thủ tướng, chủ yếu do công tác quản lý Nhà nước còn yếu, chưa mạnh dạn phân cấp cho địa phương, dư luận nghi ngờ có quan hệ lợi ích nhóm, các lực lượng chức năng buông lỏng quản lý, thiếu phối hợp chặt chẽ, một số quy định pháp luật còn bất cập.
Mặt khác, do nhu cầu sử dụng cát để san lấp và xây dựng hiện nay rất lớn, việc khai thác, kinh doanh cát đem lại nguồn thu cao.
Nguyên nhân tiếp theo được Thủ tướng nêu là phạm vi các luồng tuyến sông rộng, thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ cát khắp các tỉnh, thành phố. Quy định pháp luật về xử lý hình sự hành vi khai thác cát, sỏi trái phép chưa cụ thể, rõ ràng. Việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm này, có dư luận về lợi ích nhóm, bao che cho ác hoạt động khai thác cát sỏi trái phép.
Về giải pháp, Thủ tướng cho biết thời gian tới Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề để đánh giá và đề ra các giải pháp toàn diện, căn cơ để giải quyết vấn đề này.
Trước mắt, tiếp tục đẩy mạnh đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép, điều tra xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, cầm đầu và nhóm lợi ích tham nhũng bao che. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan để khởi tố và xét xử điểm một số vụ án có liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi...