“Các nước mua cát mở rộng lãnh thổ, nước ta xuất khẩu giá trị thấp”
Theo Bộ Tài chính, nếu trong nước tại thời điểm này chưa sử dụng thì nên tính đến phương án dự trữ
Bộ Tài chính vừa có công văn tham vấn cho Văn phòng Chính phủ về đề xuất xuất khẩu cát nhiễm mặn được thu hồi từ các dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cảng quân sự của Bộ Quốc phòng.
Cụ thể, theo tờ trình của Bộ Quốc phòng, hiện nay các doanh nghiệp thực hiện hai dự án nạo vét khơi thông luồng tại cảng quân sự đã nạo vét cát nhiễm mặn, vượt số lượng cát nhiễm mặn được Bộ Xây dựng cho phép xuất khẩu.
Vì vậy, các doanh nghiệp đã dừng nạo vét vì không được phép xuất khẩu lượng cát nhiễm mặn. Theo quy định của Bộ Xây dựng, cát nhiễm mặn thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng không được phép xuất khẩu, trừ các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép và địa phương không có nhu cầu sử dụng.
Công văn của Bộ Tài chính nêu: “Mặt hàng này không chỉ là khoáng sản hay vật liệu để sử dụng trong xây dựng và san lấp mặt bằng của các công trình xây dựng, mà còn là nền móng hình thành lãnh thổ quốc gia, không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Trong khi đó, trong nước cũng có nhu cầu về sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu để san lấp, bồi đắp. Vì vậy, cần ưu tiên nhu cầu sử dụng cát trong nước”.
Theo Bộ Tài chính, các nước trong khu vực thu mua cát để bồi đắp, mở rộng lãnh thổ thì nước ta lại xuất khẩu mặt hàng này với giá trị thấp. Do vậy, nếu trong nước tại thời điểm này chưa sử dụng thì nên tính đến phương án dự trữ làm nguồn sử dụng lâu dài, tránh việc phải nhập khẩu trong tương lai, như hiện trạng của một số mặt hàng khoáng sản hiện nay.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan đánh giá tác động môi trường của các hoạt động nạo vét cát nhiễm mặn khơi thông luồng tại một số cảng biển trong thời gian qua.
Đồng thời, đề nghị Bộ Quốc phòng báo cáo Chính phủ chi tiết về số tiền 4.000 tỷ đồng chi phí thực hiện hai dự án nói trên, trong trường hợp sử dụng vốn ngân sách.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình trong một thông báo gần đây cũng đã nhấn mạnh việc tạm dừng cấp phép các dự án xã hội hoá tận thu cát nhiễm mặn để bù chi phí nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thuỷ, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án đang thực hiện, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cụ thể, theo tờ trình của Bộ Quốc phòng, hiện nay các doanh nghiệp thực hiện hai dự án nạo vét khơi thông luồng tại cảng quân sự đã nạo vét cát nhiễm mặn, vượt số lượng cát nhiễm mặn được Bộ Xây dựng cho phép xuất khẩu.
Vì vậy, các doanh nghiệp đã dừng nạo vét vì không được phép xuất khẩu lượng cát nhiễm mặn. Theo quy định của Bộ Xây dựng, cát nhiễm mặn thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng không được phép xuất khẩu, trừ các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép và địa phương không có nhu cầu sử dụng.
Công văn của Bộ Tài chính nêu: “Mặt hàng này không chỉ là khoáng sản hay vật liệu để sử dụng trong xây dựng và san lấp mặt bằng của các công trình xây dựng, mà còn là nền móng hình thành lãnh thổ quốc gia, không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Trong khi đó, trong nước cũng có nhu cầu về sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu để san lấp, bồi đắp. Vì vậy, cần ưu tiên nhu cầu sử dụng cát trong nước”.
Theo Bộ Tài chính, các nước trong khu vực thu mua cát để bồi đắp, mở rộng lãnh thổ thì nước ta lại xuất khẩu mặt hàng này với giá trị thấp. Do vậy, nếu trong nước tại thời điểm này chưa sử dụng thì nên tính đến phương án dự trữ làm nguồn sử dụng lâu dài, tránh việc phải nhập khẩu trong tương lai, như hiện trạng của một số mặt hàng khoáng sản hiện nay.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan đánh giá tác động môi trường của các hoạt động nạo vét cát nhiễm mặn khơi thông luồng tại một số cảng biển trong thời gian qua.
Đồng thời, đề nghị Bộ Quốc phòng báo cáo Chính phủ chi tiết về số tiền 4.000 tỷ đồng chi phí thực hiện hai dự án nói trên, trong trường hợp sử dụng vốn ngân sách.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình trong một thông báo gần đây cũng đã nhấn mạnh việc tạm dừng cấp phép các dự án xã hội hoá tận thu cát nhiễm mặn để bù chi phí nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thuỷ, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án đang thực hiện, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.