Cảnh báo đô thị hóa thiếu chiến lược
Hiện Việt Nam có khoảng 500 khu đô thị với qui mô khác nhau và khoảng 27% dân số sinh sống ở những khu đô thị này
Tắc đường, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, qui hoạch cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ... là những mặt trái của quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay.
Trong báo cáo "Thực trạng dân số thế giới năm 2007" ngày 21/11 tại Hà Nội, UNFPA (Quỹ Dân số Liên hiệp quốc) khuyến cáo, nếu ngay từ bây giờ Việt Nam không có tầm nhìn chiến lược, dài hạn về phát triển đô thị thì tương lai sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Theo thống kê của UNFPA, hiện Việt Nam có khoảng 500 khu đô thị với qui mô khác nhau và khoảng 27% dân số sinh sống ở những khu đô thị này. Ước tính, đến năm 2020, dân số đô thị sẽ tăng lên 46 triệu người (chiếm 45% dân số). Các khu đô thị có hiệu suất kinh tế cao hơn so với khu vực khác, đóng góp khoảng 70% thu nhập quốc gia.
Tuy nhiên, khu vực này đang đứng trước những thách thức lớn về qui hoạch đô thị hợp lí. Điều này đã và đang dẫn đến những thực trạng xấu: dân nghèo thiếu chỗ ở, thiếu việc làm, không được tiếp cận các dịch vụ công cộng hiện đại. Đặc biệt là sự gia tăng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và ùn tắc giao thông...
Vậy tại sao nhiều người dân nghèo lại có xu hướng chọn các thành phố lớn để sinh sống lập nghiệp thay vì quay trở lại quê hương?
Theo ông Ian Howie, Đại diện UNFPA tại Việt Nam, đó chính là vấn đề thu nhập. Trung bình, một người dân bình thường ở thành phố có mức thu nhập gấp đôi so với một người dân bình thường ở nông thôn. Ở nước ta hiện nay, làn sóng di cư đang đổ dồn về hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM...
Thống kê của UNFPA cho thấy, người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của Tp.HCM và 1/10 dân số của Hà Nội. Và làn sóng này vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy. Đô thị hóa đang trở thành xu hướng tất yếu của phát triển, ông Ian Howie nhận định. Ông nói thêm: "Đô thị hóa là xu thế tất yếu và mang tính tích cực: trong thời đại công nghiệp, không một quốc gia nào đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao mà không trải qua quá trình đô thị hóa".
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự gia tăng dân số thành thị bắt nguồn từ gia tăng tự nhiên, trong khi đó ở Việt Nam, sự gia tăng này lại chủ yếu là do người dân từ những nơi khác di cư tới các khu đô thị. Những cư dân thành thị mới, trong đó đa phần là người nghèo, hy vọng cải thiện cuộc sống bản thân và con cái họ ở chốn đô thành.
Tại Hà Nội và Tp.HCM hay các thành phố khác, cuộc sống của những người này đang thực sự khó khăn, bế tắc. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, ở Hà Nội khoảng 30% dân số có diện tích nhà ở dưới 3m2/người. Không chỉ dừng lại ở các vấn đề thất nghiệp, thiếu chỗ ở..., hiện môi trường ở các thành phố Việt Nam cũng đang trở thành nỗi lo lớn.
Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội và Tp.HCM thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Hầu hết nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.
Các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia của Việt Nam cần phải làm gì để khắc phục tiêu cực và tác động xấu của đô thị hóa? UNFPA đã kiến nghị, trước hết cần công nhận quyền của người nghèo được sống ở các thành phố và xúc tiến ngay việc xây dựng chiến lược dài hạn nhằm xóa đói giảm nghèo và tăng cường tính bền vững ở cả những khu đô thị lớn cũng như những thị trấn nhỏ nơi sẽ diễn ra sự gia tăng dân số mạnh mẽ.
Ông Ian Howie cho biết thêm: "Chính quyền trung ương và các thành phố, cùng với xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế, cần phối hợp hoạch định cho sự phát triển của các khu đô thị, trong đó tính đến nhu cầu của người nghèo có đủ đất đai, nhà cửa và khu công cộng. Nếu không bắt tay vào việc ngay từ bây giờ sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai tại các thành phố đang phát triển ở Việt Nam".
Muốn đưa ra được những biện pháp, chiến lược qui hoạch đô thị hiệu quả cần phải có tầm nhìn và chiến lược chung cho tương lai của các thành phố lớn ở Việt Nam, trong đó có tính đến các vấn đề quan tâm về xã hội và môi trường.
Ghi nhận rằng sự phát triển đô thị là xu thế tất yếu và áp dụng các chính sách mang tính chủ động, sáng tạo, đặc biệt đối với các công trình công cộng, cung cấp đủ nhà ở cho dân nghèo cũng như phương tiện giao thông bền vững. Tăng cường công tác quản lí và quản trị các khu đô thị. Tạo ra và sử dụng các thông tin chuẩn xác về dân số - xã hội được phân tách theo yếu tố giới và theo đơn vị quận, phường ở các thành phố.
Về sự quá tải của Hà Nội và Tp.HCM, đại diện của UNFPA cho biết, trước mắt để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần có sự qui hoạch đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố khác trên cả nước. Dàn trải các trường đại học, các trung tâm dạy nghề có chất lượng khắp mọi nơi và đặc biệt cần có khoảng 6-7 trung tâm nghiên cứu khoa học qui mô lớn tại 7 vùng kinh tế.
Những chiến lược, chính sách qui hoạch cho quá trình đô thị hóa cần phải tiến hành ngay từ bây giờ với tầm nhìn chiến lược lâu dài 5, 10 năm có thể lên tới 50 và 100 năm. Có như vậy, Việt Nam mới tránh được phải giải quyết hậu quả nặng nề từ tác động xấu của quá trình đô thị hoá sau này.
Trong báo cáo "Thực trạng dân số thế giới năm 2007" ngày 21/11 tại Hà Nội, UNFPA (Quỹ Dân số Liên hiệp quốc) khuyến cáo, nếu ngay từ bây giờ Việt Nam không có tầm nhìn chiến lược, dài hạn về phát triển đô thị thì tương lai sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Theo thống kê của UNFPA, hiện Việt Nam có khoảng 500 khu đô thị với qui mô khác nhau và khoảng 27% dân số sinh sống ở những khu đô thị này. Ước tính, đến năm 2020, dân số đô thị sẽ tăng lên 46 triệu người (chiếm 45% dân số). Các khu đô thị có hiệu suất kinh tế cao hơn so với khu vực khác, đóng góp khoảng 70% thu nhập quốc gia.
Tuy nhiên, khu vực này đang đứng trước những thách thức lớn về qui hoạch đô thị hợp lí. Điều này đã và đang dẫn đến những thực trạng xấu: dân nghèo thiếu chỗ ở, thiếu việc làm, không được tiếp cận các dịch vụ công cộng hiện đại. Đặc biệt là sự gia tăng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và ùn tắc giao thông...
Vậy tại sao nhiều người dân nghèo lại có xu hướng chọn các thành phố lớn để sinh sống lập nghiệp thay vì quay trở lại quê hương?
Theo ông Ian Howie, Đại diện UNFPA tại Việt Nam, đó chính là vấn đề thu nhập. Trung bình, một người dân bình thường ở thành phố có mức thu nhập gấp đôi so với một người dân bình thường ở nông thôn. Ở nước ta hiện nay, làn sóng di cư đang đổ dồn về hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM...
Thống kê của UNFPA cho thấy, người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của Tp.HCM và 1/10 dân số của Hà Nội. Và làn sóng này vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy. Đô thị hóa đang trở thành xu hướng tất yếu của phát triển, ông Ian Howie nhận định. Ông nói thêm: "Đô thị hóa là xu thế tất yếu và mang tính tích cực: trong thời đại công nghiệp, không một quốc gia nào đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao mà không trải qua quá trình đô thị hóa".
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự gia tăng dân số thành thị bắt nguồn từ gia tăng tự nhiên, trong khi đó ở Việt Nam, sự gia tăng này lại chủ yếu là do người dân từ những nơi khác di cư tới các khu đô thị. Những cư dân thành thị mới, trong đó đa phần là người nghèo, hy vọng cải thiện cuộc sống bản thân và con cái họ ở chốn đô thành.
Tại Hà Nội và Tp.HCM hay các thành phố khác, cuộc sống của những người này đang thực sự khó khăn, bế tắc. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, ở Hà Nội khoảng 30% dân số có diện tích nhà ở dưới 3m2/người. Không chỉ dừng lại ở các vấn đề thất nghiệp, thiếu chỗ ở..., hiện môi trường ở các thành phố Việt Nam cũng đang trở thành nỗi lo lớn.
Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội và Tp.HCM thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Hầu hết nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.
Các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia của Việt Nam cần phải làm gì để khắc phục tiêu cực và tác động xấu của đô thị hóa? UNFPA đã kiến nghị, trước hết cần công nhận quyền của người nghèo được sống ở các thành phố và xúc tiến ngay việc xây dựng chiến lược dài hạn nhằm xóa đói giảm nghèo và tăng cường tính bền vững ở cả những khu đô thị lớn cũng như những thị trấn nhỏ nơi sẽ diễn ra sự gia tăng dân số mạnh mẽ.
Ông Ian Howie cho biết thêm: "Chính quyền trung ương và các thành phố, cùng với xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế, cần phối hợp hoạch định cho sự phát triển của các khu đô thị, trong đó tính đến nhu cầu của người nghèo có đủ đất đai, nhà cửa và khu công cộng. Nếu không bắt tay vào việc ngay từ bây giờ sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai tại các thành phố đang phát triển ở Việt Nam".
Muốn đưa ra được những biện pháp, chiến lược qui hoạch đô thị hiệu quả cần phải có tầm nhìn và chiến lược chung cho tương lai của các thành phố lớn ở Việt Nam, trong đó có tính đến các vấn đề quan tâm về xã hội và môi trường.
Ghi nhận rằng sự phát triển đô thị là xu thế tất yếu và áp dụng các chính sách mang tính chủ động, sáng tạo, đặc biệt đối với các công trình công cộng, cung cấp đủ nhà ở cho dân nghèo cũng như phương tiện giao thông bền vững. Tăng cường công tác quản lí và quản trị các khu đô thị. Tạo ra và sử dụng các thông tin chuẩn xác về dân số - xã hội được phân tách theo yếu tố giới và theo đơn vị quận, phường ở các thành phố.
Về sự quá tải của Hà Nội và Tp.HCM, đại diện của UNFPA cho biết, trước mắt để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần có sự qui hoạch đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố khác trên cả nước. Dàn trải các trường đại học, các trung tâm dạy nghề có chất lượng khắp mọi nơi và đặc biệt cần có khoảng 6-7 trung tâm nghiên cứu khoa học qui mô lớn tại 7 vùng kinh tế.
Những chiến lược, chính sách qui hoạch cho quá trình đô thị hóa cần phải tiến hành ngay từ bây giờ với tầm nhìn chiến lược lâu dài 5, 10 năm có thể lên tới 50 và 100 năm. Có như vậy, Việt Nam mới tránh được phải giải quyết hậu quả nặng nề từ tác động xấu của quá trình đô thị hoá sau này.