Chấm dứt chuyện đùn đẩy “quản” giá sữa
Bộ Công Thương đã từng từ chối quản lý giá sữa sau khi được Bộ Tài chính đề nghị
Bộ Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết danh mục mặt hàng này.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 149/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013 vừa được Chính phủ ban hành.
Điều đáng nói, với việc ban hành nghị định này, những tranh cãi, đùn đẩy về việc bộ ngành nào quản lý giá sữa cũng chính thức chấm dứt, cho dù trước đó, trong văn bản góp ý cho dự thảo nghị định này, Bộ Công Thương đã từ chối “quản” giá sữa vì cho rằng, vấn đề về quản lý giá cả - theo luật định đang thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
Cũng theo nghị định 149, đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá các bộ, ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký giá ở trung ương để hướng dẫn chi tiết danh mục mặt hàng phù hợp với từng thời kỳ.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mặt hàng: Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ); Vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện); thóc, gạo tẻ thường.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mặt hàng: Phân đạm urê; phân NPK.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Nghị định cũng quy định rõ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải (bao gồm dịch vụ đăng kiểm phương tiện thiết bị giao thông vận tải và các công trình khai thác, vận chuyển dầu khí biển). Khung giá đối với nước sạch sinh hoạt; dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật; dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y.
Bộ trưởng Tài chính cũng phải quy định giá tối đa đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập. Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước...
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; giá khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện; giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo hiểm y tế...
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 149/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013 vừa được Chính phủ ban hành.
Điều đáng nói, với việc ban hành nghị định này, những tranh cãi, đùn đẩy về việc bộ ngành nào quản lý giá sữa cũng chính thức chấm dứt, cho dù trước đó, trong văn bản góp ý cho dự thảo nghị định này, Bộ Công Thương đã từ chối “quản” giá sữa vì cho rằng, vấn đề về quản lý giá cả - theo luật định đang thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
Cũng theo nghị định 149, đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá các bộ, ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký giá ở trung ương để hướng dẫn chi tiết danh mục mặt hàng phù hợp với từng thời kỳ.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mặt hàng: Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ); Vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện); thóc, gạo tẻ thường.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mặt hàng: Phân đạm urê; phân NPK.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Nghị định cũng quy định rõ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải (bao gồm dịch vụ đăng kiểm phương tiện thiết bị giao thông vận tải và các công trình khai thác, vận chuyển dầu khí biển). Khung giá đối với nước sạch sinh hoạt; dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật; dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y.
Bộ trưởng Tài chính cũng phải quy định giá tối đa đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập. Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước...
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; giá khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện; giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo hiểm y tế...