Bộ Tài chính “bênh” giá sữa
Bộ Tài chính lý giải giá sữa không giảm vì lương tối thiểu vùng tăng, tỷ giá điều chỉnh, chi phí quảng cáo, khuyến mại, giá điện tăng
Từ tháng 4/2015 đến nay, giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới liên tục giảm, đặc biệt trong tháng 8/2015 đã giảm tới gần 20% so với tháng trước đó.
Theo quy luật thị trường thì giá sữa trong nước sẽ giảm theo, đặc biệt là sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi phụ thuộc hơn 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy.
Chiều 21/9, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã phát đi thông báo giải thích cho việc giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi trên thị trường Việt Nam “không chịu” giảm.
Theo giải thích của Cục Quản lý giá, trong ba tháng đầu năm 2015, giá nguyên liệu tăng liên tục và chỉ giảm từ tháng 4 đến nay với mức giảm khoảng 20%.
Tuy nhiên, mức giá nguyên liệu giảm là mức giá chào bán, còn trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất sữa phải thực hiện việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nên có độ trễ từ khi mua nguyên liệu đến sản xuất, lưu thông sữa thành phẩm ra thị trường...
Bên cạnh đó, giá nguyên liệu nhập khẩu dùng trong việc sản xuất sữa thời gian qua có loại giảm, có loại tăng, xu hướng không rõ ràng.
Cũng theo Cục, trong cơ cấu giá thành sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sản xuất trong nước thì các loại nguyên liệu sữa chỉ chiếm khoảng 40-45% giá bán, thậm chí có loại chỉ chiếm khoảng 20-25% giá bán...
Mặt hàng sữa thành phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố ngoài nguyên liệu lên giá thành, trong đó có những yếu tố gây tác động tăng giá như: lương tối thiểu vùng tăng, tỷ giá điều chỉnh 4% và các yếu tố khác như chi phí quảng cáo, khuyến mại, giá điện…
Mặt khác, trong quá trình thực hiện bình ổn giá có thời điểm thị trường hình thành các chi phí đẩy dẫn nhưng doanh nghiệp không được điều chỉnh tăng giá và phải chịu thiệt...
Từ những lý do trên, Cục Quản lý giá kết luận, các yếu tố này dẫn đến việc giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm nhưng tác động không đáng kể đến giá sữa thành phẩm trong nước.
Giá sữa trong nước dự kiến sẽ còn ổn định đến hết năm 2016, nếu không có yếu tố bất thường nào khác.
Theo quy luật thị trường thì giá sữa trong nước sẽ giảm theo, đặc biệt là sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi phụ thuộc hơn 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy.
Chiều 21/9, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã phát đi thông báo giải thích cho việc giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi trên thị trường Việt Nam “không chịu” giảm.
Theo giải thích của Cục Quản lý giá, trong ba tháng đầu năm 2015, giá nguyên liệu tăng liên tục và chỉ giảm từ tháng 4 đến nay với mức giảm khoảng 20%.
Tuy nhiên, mức giá nguyên liệu giảm là mức giá chào bán, còn trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất sữa phải thực hiện việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nên có độ trễ từ khi mua nguyên liệu đến sản xuất, lưu thông sữa thành phẩm ra thị trường...
Bên cạnh đó, giá nguyên liệu nhập khẩu dùng trong việc sản xuất sữa thời gian qua có loại giảm, có loại tăng, xu hướng không rõ ràng.
Cũng theo Cục, trong cơ cấu giá thành sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sản xuất trong nước thì các loại nguyên liệu sữa chỉ chiếm khoảng 40-45% giá bán, thậm chí có loại chỉ chiếm khoảng 20-25% giá bán...
Mặt hàng sữa thành phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố ngoài nguyên liệu lên giá thành, trong đó có những yếu tố gây tác động tăng giá như: lương tối thiểu vùng tăng, tỷ giá điều chỉnh 4% và các yếu tố khác như chi phí quảng cáo, khuyến mại, giá điện…
Mặt khác, trong quá trình thực hiện bình ổn giá có thời điểm thị trường hình thành các chi phí đẩy dẫn nhưng doanh nghiệp không được điều chỉnh tăng giá và phải chịu thiệt...
Từ những lý do trên, Cục Quản lý giá kết luận, các yếu tố này dẫn đến việc giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm nhưng tác động không đáng kể đến giá sữa thành phẩm trong nước.
Giá sữa trong nước dự kiến sẽ còn ổn định đến hết năm 2016, nếu không có yếu tố bất thường nào khác.