Chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Gay gắt” chuyện quản lý xây dựng
Sáng 31/3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề quản lý xây dựng
Sáng 31/3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề quản lý xây dựng.
Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân về thực trạng xây dựng nhà không phép hoặc sai phép, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (tỉnh Lạng Sơn) đã ví những ngôi nhà không phép như những chiếc “tai đẹp” nhưng lại mọc ở… cằm.
Đại biểu Thuyết đã đặt vấn đề “nhiều nhà cao tầng sai phép đang mọc lên, thì không biết đó là sai phép về việc xin phép hay là sai về quy hoạch? Lúc nãy, Bộ trưởng cũng nói đó là mỹ quan của thành phố, nhưng nếu đẹp mà không mọc lên đúng chỗ thì có được không? Vấn đề xử lý thế nào?”
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho rằng việc xây dựng nhà sai phép, về cấp quản lý Nhà nước thì chúng ta không thể nói nhà này đẹp hay nhà kia đẹp mà vấn đề là phải phù hợp với quy hoạch. Còn cách ví của đại biểu Thuyết chỉ là một ví dụ cụ thể. Trên thực tế, chuyện đẹp hay không đẹp là đứng ở góc nhìn thẩm mỹ khi không bao quát toàn diện.
“Chúng tôi cũng đang hoàn thiện hơn lộ trình quy hoạch đô thị để trình Chính phủ.”, Bộ trưởng cho biết.
Liên quan đến thực tế con số xây dựng nhà không phép, sai phép đồng thời là vấn đề xử lý, khắc phục hậu quả, các đại biểu tỏ ra khá “gay gắt”.
Theo như báo cáo, hiện nay mới có 52/64 tỉnh – thành phố có báo cáo về nhà sai phép, không phép. Về điều này, đại biểu Nguyễn Văn Tiết (tỉnh Yên Bái) chất vấn “còn 12 tỉnh thành khác thì sao?” và “mong Bộ trưởng cho biết rõ về tỷ lệ tăng các vụ việc sai phép!”
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho rằng do số lượng công trình xây dựng những năm gần đây tăng lên nên mặc dù tỷ lệ không phép có giảm nhưng số lượng thực tế vẫn cứ tăng. “Đây cũng là vấn đề vi phạm kỷ cương, sai trái, chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi sẽ tăng cường giám sát việc các địa phương báo cáo không đầy đủ”, Bộ trưởng cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng đã trình bày số liệu thống kê tình hình nhà sai phép trên cả nước. Theo đó, qua báo cáo của 52 tỉnh thành trong cả nước, bốn năm gần đây, bình quân công trình xin cấp phép đã tăng 7%, tỷ lệ sai phép giảm 5%. Cụ thể, năm 2006, tại Tp.HCM có 11.800 trường hợp vi phạm bị xử phạt, Hà Nội là 4.400 trường hợp (năm 2005 là 5.400 vụ). Hiện, vẫn còn khoảng 20 tỉnh thành vẫn tiếp tục cấp phép tạm...
Còn về vấn đề xử lý sai phạm, đại biểu Đặng Văn Xướng (tỉnh Long An) hỏi “việc phân cấp kiểm tra là tốt, nhưng còn công tác thanh tra thì làm sao để hạn chế được những mặt tiêu cực - nhất là từ phía cán bộ quản lý xây dựng? Tôi cũng muốn biết những hình thức xử phạt cho các công trình xây dựng sai phạm ở các thành phố lớn, làm sao để không lãng phí mà vẫn đúng luật?”
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân trả lời, việc thiết kế đô thị thực tế đã được thúc đẩy ráo riết. Sau khi kiểm tra ở hai thành phố lớn, Bộ đã thấy còn nhiều vấn đề. Trách nhiệm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng là của Bộ và Bộ đã ban nhiều văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết.
Về việc xử lý sai phạm, đối với công trình, có thể là khôi phục tình trạng ban đầu, và bồi thường lỗi do mình gây ra. Bên cạnh đó, công trình sai phạm ấy cũng là tài sản, không của chỉ riêng người xây dựng. Khi dỡ bỏ công trình, sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như mỹ quan và môi trường. Đây là một dạng bức xúc về kỷ cương. Ngoài ra, còn có những công trình sinh ra kiện tụng khác như việc làm nhà mà lún hết các nhà xung quanh...
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng bày tỏ là rất "trông đợi vào sự giám sát của người dân". Lý do của sự trông đợi này xuất phát từ một thực tế không dám chối bỏ là đội ngũ thanh tra xây dựng hiện vẫn còn nhiều bất cập. Bởi, các cơ sở đến nay không có lực lượng này, ngoại trừ Hà Nội do áp dụng pháp lệnh Thủ đô.
Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân về thực trạng xây dựng nhà không phép hoặc sai phép, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (tỉnh Lạng Sơn) đã ví những ngôi nhà không phép như những chiếc “tai đẹp” nhưng lại mọc ở… cằm.
Đại biểu Thuyết đã đặt vấn đề “nhiều nhà cao tầng sai phép đang mọc lên, thì không biết đó là sai phép về việc xin phép hay là sai về quy hoạch? Lúc nãy, Bộ trưởng cũng nói đó là mỹ quan của thành phố, nhưng nếu đẹp mà không mọc lên đúng chỗ thì có được không? Vấn đề xử lý thế nào?”
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho rằng việc xây dựng nhà sai phép, về cấp quản lý Nhà nước thì chúng ta không thể nói nhà này đẹp hay nhà kia đẹp mà vấn đề là phải phù hợp với quy hoạch. Còn cách ví của đại biểu Thuyết chỉ là một ví dụ cụ thể. Trên thực tế, chuyện đẹp hay không đẹp là đứng ở góc nhìn thẩm mỹ khi không bao quát toàn diện.
“Chúng tôi cũng đang hoàn thiện hơn lộ trình quy hoạch đô thị để trình Chính phủ.”, Bộ trưởng cho biết.
Liên quan đến thực tế con số xây dựng nhà không phép, sai phép đồng thời là vấn đề xử lý, khắc phục hậu quả, các đại biểu tỏ ra khá “gay gắt”.
Theo như báo cáo, hiện nay mới có 52/64 tỉnh – thành phố có báo cáo về nhà sai phép, không phép. Về điều này, đại biểu Nguyễn Văn Tiết (tỉnh Yên Bái) chất vấn “còn 12 tỉnh thành khác thì sao?” và “mong Bộ trưởng cho biết rõ về tỷ lệ tăng các vụ việc sai phép!”
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho rằng do số lượng công trình xây dựng những năm gần đây tăng lên nên mặc dù tỷ lệ không phép có giảm nhưng số lượng thực tế vẫn cứ tăng. “Đây cũng là vấn đề vi phạm kỷ cương, sai trái, chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi sẽ tăng cường giám sát việc các địa phương báo cáo không đầy đủ”, Bộ trưởng cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng đã trình bày số liệu thống kê tình hình nhà sai phép trên cả nước. Theo đó, qua báo cáo của 52 tỉnh thành trong cả nước, bốn năm gần đây, bình quân công trình xin cấp phép đã tăng 7%, tỷ lệ sai phép giảm 5%. Cụ thể, năm 2006, tại Tp.HCM có 11.800 trường hợp vi phạm bị xử phạt, Hà Nội là 4.400 trường hợp (năm 2005 là 5.400 vụ). Hiện, vẫn còn khoảng 20 tỉnh thành vẫn tiếp tục cấp phép tạm...
Còn về vấn đề xử lý sai phạm, đại biểu Đặng Văn Xướng (tỉnh Long An) hỏi “việc phân cấp kiểm tra là tốt, nhưng còn công tác thanh tra thì làm sao để hạn chế được những mặt tiêu cực - nhất là từ phía cán bộ quản lý xây dựng? Tôi cũng muốn biết những hình thức xử phạt cho các công trình xây dựng sai phạm ở các thành phố lớn, làm sao để không lãng phí mà vẫn đúng luật?”
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân trả lời, việc thiết kế đô thị thực tế đã được thúc đẩy ráo riết. Sau khi kiểm tra ở hai thành phố lớn, Bộ đã thấy còn nhiều vấn đề. Trách nhiệm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng là của Bộ và Bộ đã ban nhiều văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết.
Về việc xử lý sai phạm, đối với công trình, có thể là khôi phục tình trạng ban đầu, và bồi thường lỗi do mình gây ra. Bên cạnh đó, công trình sai phạm ấy cũng là tài sản, không của chỉ riêng người xây dựng. Khi dỡ bỏ công trình, sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như mỹ quan và môi trường. Đây là một dạng bức xúc về kỷ cương. Ngoài ra, còn có những công trình sinh ra kiện tụng khác như việc làm nhà mà lún hết các nhà xung quanh...
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng bày tỏ là rất "trông đợi vào sự giám sát của người dân". Lý do của sự trông đợi này xuất phát từ một thực tế không dám chối bỏ là đội ngũ thanh tra xây dựng hiện vẫn còn nhiều bất cập. Bởi, các cơ sở đến nay không có lực lượng này, ngoại trừ Hà Nội do áp dụng pháp lệnh Thủ đô.