Có lo “thừa” đường?
Dự kiến sản lượng đường của toàn ngành sẽ đạt 1,13 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với kế hoạch
Bộ Công Thương đã chính thức yêu cầu các doanh nghiệp được cấp quota nhập khẩu đường trong năm 2011 tạm ngừng việc nhập để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất trong nước. Song có ý kiến lại cho rằng, nếu việc điều hành này không “khéo” rất có thể lại xảy ra tình trạng khan hiếm đường trước khi vào niên vụ sản xuất mới.
Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại hội nghị sơ kết vụ sản xuất mía đường 2010/2011 diễn ra cuối tuần qua, dự kiến sản lượng đường của toàn ngành sẽ đạt 1,13 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với kế hoạch.
Tính từ 15/9/2010 đến 15/4/2011, các nhà máy đường đã bán ra 569.800 tấn đường, bình quân 81.400 tấn/tháng. Nếu so với 4 tháng đầu năm 2010 thì lượng tiêu thụ đường trong 4 tháng qua đã tăng 23,1%, nhưng sản lượng đường lại tăng tới 31,8%, đã làm cho tồn kho đường cuối kỳ tăng tới 37%, tương đương khoảng 524.000 tấn.
Nhưng trên thực tế từ tháng 3/2011, giá đường đã giảm khá mạnh và việc tiêu thụ cũng giảm theo. Nguyên nhân của tình trạng trên được Hiệp hội Mía đường cho là do áp lực vốn lưu động để sản xuất lên các nhà máy là quá lớn. Lãi suất quá cao khiến cả nhà máy lẫn thương nhân đều không muốn giữ hàng.
Bên cạnh đó là hàng loạt các thông tin như thuế nhập khẩu đường ngoài AFTA giảm còn 15% kể từ 15/4, Thái Lan vụ mía đường này cũng thắng lớn, quota nhập khẩu 250.000 tấn đường đã cấp phép đang được triển khai đã khiến các thương nhân cũng không vội trong việc mua vào.
Ước tính từ nay đến cuối vụ (khoảng giữa tháng 6/2011), các nhà máy sẽ sản xuất thêm được khoảng 90.809 tấn. Cộng thêm với lượng đường các doanh nghiệp được cấp quota đã ký hợp đồng, đã mở L/C nhập khẩu đến hết tháng 7/2011 là 70.000 tấn, nâng tổng số đường nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 7 là 123.250 tấn. Như vậy, tổng nguồn cung đường của cả nước cho đến niên vụ mới vào khoảng 685.709 tấn.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, với nhu cầu bình quân 120.000 tấn/tháng, nguồn cung trên đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đến đầu tháng 10/2011 khi các nhà máy mía đường bước vào niên vụ sản xuất mới.
Trước tình hình này, Hiệp hội Mía đường đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp tạm ngừng nhập số lượng đường đã cấp phép còn lại trong năm 2011 là 126.750 tấn, để hỗ trợ các nhà sản xuất mía đường trong nước tiêu thụ sản phẩm. Mới đây Bộ Công Thương đã chấp thuận yêu cầu này.
Nhưng theo bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì mỗi năm Việt Nam tiêu thụ vào khoảng 1,4 triệu tấn đường. Lượng đường sản xuất trong nước cộng với lượng nhập khẩu đã được cấp phép cũng chỉ là vừa đủ.
Còn thực tế hiện nay của ngành đường một phần là do khi giá đường ở mức cao, các nhà máy không mặn mà với các doanh nghiệp thương mại muốn mua hàng nên khi giá xuống các doanh nghiệp này cũng không muốn mua với số lượng lớn.
Bà Sum cũng cho rằng hiện nay lượng tồn kho ở mức trên 500.000 tấn không phải là quá lớn. “Thời điểm này tại các tỉnh phía bắc mỗi ngày đều có từ 2.000 - 3.000 tấn đường được xuất đi Trung Quốc. Nước láng giềng này năm nay theo dự báo đang cần nhập khẩu tới 2 triệu tấn đường. Nếu điều hành không khéo thì sang quý 3/2011, nước ta có thể lại thiếu hụt đường”, bà Sum cảnh báo.
Theo ý kiến riêng của bà Sum thì để cân bằng lợi ích giữa người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng các nhà máy cần phải cùng nhau xây dựng giá đường cho thị trường trong nước, còn giá trên thế giới chỉ là để tham khảo vì giá này có thể bị một số nhà đầu cơ thao túng.
Về phía nhà máy chỉ nên tập trung vào khâu sản xuất để đưa ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất còn khâu phân phối nên để các doanh nghiệp thương mại như thế sẽ tránh được các chi phí trung gian dẫn đến việc chênh lệch lớn giữa giá bán buôn tại nhà máy và giá bán lẻ trên thị trường như hiện nay.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Nhà máy đường Bình Định chia sẻ, niên vụ này nhà máy sản xuất được 42.000 tấn đường. Nhưng lượng đường đã bán ra là 40.000 tấn, tồn kho chỉ khoảng 2.000 tấn. Theo vị đại diện này giá đường hiện nay các nhà máy bán ra chỉ cần ở mức 17.000 - 17.500 đồng/kg là đã đảm bảo có lãi. Vì vậy, để tiêu thụ sản phẩm các nhà máy cần xem xét tới phương án hạ giá bán.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì cho là trong tình hình hiện nay, ngoài việc tăng cường chống nhập lậu đường, cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên cho phép các doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự vệ khi thừa cung cục bộ, tức là cho phép họ xuất khẩu lượng đường dư thừa, nhưng sau đó lại cấp phép nhập khẩu đúng bằng lượng đã xuất đi căn cứ vào tình hình cụ thể.
Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại hội nghị sơ kết vụ sản xuất mía đường 2010/2011 diễn ra cuối tuần qua, dự kiến sản lượng đường của toàn ngành sẽ đạt 1,13 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với kế hoạch.
Tính từ 15/9/2010 đến 15/4/2011, các nhà máy đường đã bán ra 569.800 tấn đường, bình quân 81.400 tấn/tháng. Nếu so với 4 tháng đầu năm 2010 thì lượng tiêu thụ đường trong 4 tháng qua đã tăng 23,1%, nhưng sản lượng đường lại tăng tới 31,8%, đã làm cho tồn kho đường cuối kỳ tăng tới 37%, tương đương khoảng 524.000 tấn.
Nhưng trên thực tế từ tháng 3/2011, giá đường đã giảm khá mạnh và việc tiêu thụ cũng giảm theo. Nguyên nhân của tình trạng trên được Hiệp hội Mía đường cho là do áp lực vốn lưu động để sản xuất lên các nhà máy là quá lớn. Lãi suất quá cao khiến cả nhà máy lẫn thương nhân đều không muốn giữ hàng.
Bên cạnh đó là hàng loạt các thông tin như thuế nhập khẩu đường ngoài AFTA giảm còn 15% kể từ 15/4, Thái Lan vụ mía đường này cũng thắng lớn, quota nhập khẩu 250.000 tấn đường đã cấp phép đang được triển khai đã khiến các thương nhân cũng không vội trong việc mua vào.
Ước tính từ nay đến cuối vụ (khoảng giữa tháng 6/2011), các nhà máy sẽ sản xuất thêm được khoảng 90.809 tấn. Cộng thêm với lượng đường các doanh nghiệp được cấp quota đã ký hợp đồng, đã mở L/C nhập khẩu đến hết tháng 7/2011 là 70.000 tấn, nâng tổng số đường nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 7 là 123.250 tấn. Như vậy, tổng nguồn cung đường của cả nước cho đến niên vụ mới vào khoảng 685.709 tấn.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, với nhu cầu bình quân 120.000 tấn/tháng, nguồn cung trên đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đến đầu tháng 10/2011 khi các nhà máy mía đường bước vào niên vụ sản xuất mới.
Trước tình hình này, Hiệp hội Mía đường đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp tạm ngừng nhập số lượng đường đã cấp phép còn lại trong năm 2011 là 126.750 tấn, để hỗ trợ các nhà sản xuất mía đường trong nước tiêu thụ sản phẩm. Mới đây Bộ Công Thương đã chấp thuận yêu cầu này.
Nhưng theo bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì mỗi năm Việt Nam tiêu thụ vào khoảng 1,4 triệu tấn đường. Lượng đường sản xuất trong nước cộng với lượng nhập khẩu đã được cấp phép cũng chỉ là vừa đủ.
Còn thực tế hiện nay của ngành đường một phần là do khi giá đường ở mức cao, các nhà máy không mặn mà với các doanh nghiệp thương mại muốn mua hàng nên khi giá xuống các doanh nghiệp này cũng không muốn mua với số lượng lớn.
Bà Sum cũng cho rằng hiện nay lượng tồn kho ở mức trên 500.000 tấn không phải là quá lớn. “Thời điểm này tại các tỉnh phía bắc mỗi ngày đều có từ 2.000 - 3.000 tấn đường được xuất đi Trung Quốc. Nước láng giềng này năm nay theo dự báo đang cần nhập khẩu tới 2 triệu tấn đường. Nếu điều hành không khéo thì sang quý 3/2011, nước ta có thể lại thiếu hụt đường”, bà Sum cảnh báo.
Theo ý kiến riêng của bà Sum thì để cân bằng lợi ích giữa người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng các nhà máy cần phải cùng nhau xây dựng giá đường cho thị trường trong nước, còn giá trên thế giới chỉ là để tham khảo vì giá này có thể bị một số nhà đầu cơ thao túng.
Về phía nhà máy chỉ nên tập trung vào khâu sản xuất để đưa ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất còn khâu phân phối nên để các doanh nghiệp thương mại như thế sẽ tránh được các chi phí trung gian dẫn đến việc chênh lệch lớn giữa giá bán buôn tại nhà máy và giá bán lẻ trên thị trường như hiện nay.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Nhà máy đường Bình Định chia sẻ, niên vụ này nhà máy sản xuất được 42.000 tấn đường. Nhưng lượng đường đã bán ra là 40.000 tấn, tồn kho chỉ khoảng 2.000 tấn. Theo vị đại diện này giá đường hiện nay các nhà máy bán ra chỉ cần ở mức 17.000 - 17.500 đồng/kg là đã đảm bảo có lãi. Vì vậy, để tiêu thụ sản phẩm các nhà máy cần xem xét tới phương án hạ giá bán.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì cho là trong tình hình hiện nay, ngoài việc tăng cường chống nhập lậu đường, cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên cho phép các doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự vệ khi thừa cung cục bộ, tức là cho phép họ xuất khẩu lượng đường dư thừa, nhưng sau đó lại cấp phép nhập khẩu đúng bằng lượng đã xuất đi căn cứ vào tình hình cụ thể.