Giá đường vẫn khó giảm
Trên thị trường hiện nay giá bán lẻ đường vẫn không hề giảm dù các nhà máy mía đường đã vào mùa sản xuất
Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhận định do giá đường thế giới hiện bắt đầu giảm, lượng cung trong nước đang tăng lên, đây chính là điều kiện để giá đường trong nước giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg.
Tháng trước, giá đường thế giới giữ ở mức cao, trong nước lượng đường tồn kho thấp nên giá đường trắng loại 1 tại kho nhà máy (đã có VAT) lên tới 20.000- 20.5000 đồng/kg. Giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng có lúc lên tới 23.000- 24.000 đồng/kg.
Tổng thư ký Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VCSA), ông Hà Hữu Phái, cho là tình hình trên sẽ được cải thiện vào tháng 12, khi tất cả các nhà máy mía đường trong cả nước đều đi vào hoạt động.
Còn cơ sở cho nhận định giá đường sẽ giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg của Trung tâm Tin học và Thống kê là tính đến trung tuần tháng 11, cả nước đã có 16/40 nhà máy mía đường đi vào sản xuất. Sản lượng đường ép được là gần 53.000 tấn (vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 27.000 tấn). Song lượng đường tồn kho tại các nhà máy tính đến 15/11, là 21.300 tấn lại cao hơn cùng kỳ năm trước là 1.300 tấn.
Trong khoảng thời gian từ 15/10 đến 15/11, lượng đường được các nhà máy bán ra chỉ là 37.500 tấn. Số lượng đường đã mua hiện còn gửi tại kho của các nhà máy là khoảng 15.000 tấn.
Các chuyên gia trong ngành mía đường nhìn nhận, thời gian qua do giá đường tăng cao, các đơn vị thương mại tranh thủ bán lượng đường họ đã trữ được. Tuy nhiên đến cuối tháng 10 các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập thêm 10.000 tấn.
Số liệu từ Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho thấy, đến hết tháng 10, các doanh nghiệp đã nhập khẩu được 210.000 tấn đường, trong số 300.000 tấn đã được cấp quota trong năm nay. Và theo kế hoạch cuối tháng 11 cả nước sẽ có thêm 8 nhà máy đi vào sản xuất.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnEconomy, tại Hà Nội đường kính trắng loại 1 vẫn đang được bán ra ở mức 23.000- 24.000 đồng/kg. Chủ một cửa hàng lớn trên phố Trần Cung (Cầu Giấy) quả quyết: từ nay cho đến Tết Nguyên đán giá đường chỉ có tăng chứ rất ít có khả năng giảm.Và, không chỉ riêng đối với mặt hàng đường mà nhiều hàng hoá khác “giá mua đang đuổi giá bán”, mỗi ngày nhập hàng lại phải theo một mức giá mới.
Tháng trước, giá đường thế giới giữ ở mức cao, trong nước lượng đường tồn kho thấp nên giá đường trắng loại 1 tại kho nhà máy (đã có VAT) lên tới 20.000- 20.5000 đồng/kg. Giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng có lúc lên tới 23.000- 24.000 đồng/kg.
Tổng thư ký Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VCSA), ông Hà Hữu Phái, cho là tình hình trên sẽ được cải thiện vào tháng 12, khi tất cả các nhà máy mía đường trong cả nước đều đi vào hoạt động.
Còn cơ sở cho nhận định giá đường sẽ giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg của Trung tâm Tin học và Thống kê là tính đến trung tuần tháng 11, cả nước đã có 16/40 nhà máy mía đường đi vào sản xuất. Sản lượng đường ép được là gần 53.000 tấn (vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 27.000 tấn). Song lượng đường tồn kho tại các nhà máy tính đến 15/11, là 21.300 tấn lại cao hơn cùng kỳ năm trước là 1.300 tấn.
Trong khoảng thời gian từ 15/10 đến 15/11, lượng đường được các nhà máy bán ra chỉ là 37.500 tấn. Số lượng đường đã mua hiện còn gửi tại kho của các nhà máy là khoảng 15.000 tấn.
Các chuyên gia trong ngành mía đường nhìn nhận, thời gian qua do giá đường tăng cao, các đơn vị thương mại tranh thủ bán lượng đường họ đã trữ được. Tuy nhiên đến cuối tháng 10 các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập thêm 10.000 tấn.
Số liệu từ Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho thấy, đến hết tháng 10, các doanh nghiệp đã nhập khẩu được 210.000 tấn đường, trong số 300.000 tấn đã được cấp quota trong năm nay. Và theo kế hoạch cuối tháng 11 cả nước sẽ có thêm 8 nhà máy đi vào sản xuất.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnEconomy, tại Hà Nội đường kính trắng loại 1 vẫn đang được bán ra ở mức 23.000- 24.000 đồng/kg. Chủ một cửa hàng lớn trên phố Trần Cung (Cầu Giấy) quả quyết: từ nay cho đến Tết Nguyên đán giá đường chỉ có tăng chứ rất ít có khả năng giảm.Và, không chỉ riêng đối với mặt hàng đường mà nhiều hàng hoá khác “giá mua đang đuổi giá bán”, mỗi ngày nhập hàng lại phải theo một mức giá mới.