Đau đầu vì cho thuê nhà
Nhiều chuyện khó xử đã xuất phát từ tranh chấp lợi ích trong quá trình thuê và cho thuê nhà
Sau chuyện chủ một nhà hàng ở Tp.HCM viện lý do địa điểm thuê kinh doanh là một phần giá trị nhận biết thương hiệu để từ chối trả nhà cho chủ sở hữu, nhiều hợp đồng cho thuê nhà trong thời gian gần đây, bên cho thuê đã phải “chốt” thêm điều kiện: không vì bất cứ lý do gì trì hoãn trả nhà khi hết thời hạn thuê.
Chuyện tưởng đơn giản chỉ là tranh chấp dân sự, các căn cứ về chủ quyền nhà, hợp đồng cho thuê, yêu cầu trả lại tài sản, hay các văn bản, chứng từ liên quan… đã có thể nhanh chóng xác định được bên đúng, bên sai.
Nhưng trên thực tế, xử lý các tranh chấp loại này thường kéo dài, khiến chủ tài sản nhiều khi đau đầu với việc đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Nhiều chuyện khó xử đã xuất phát từ tranh chấp lợi ích trong quá trình thuê và cho thuê nhà.
Một trường hợp mới đây cũng thu hút sự chú ý của dư luận, liên quan đến doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công trình giao thông 5 là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 533 (Tecco 533) và Công ty Cổ phần Đầu tư vấn Xây dựng Giao thông phía Nam (Soutecco).
Tecco 533 đứng tên chủ quyền nhà, đất tại địa chỉ 67/16B (nay là 439A) Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, Tp.HCM), đã ký hợp đồng cho Soutecco thuê nhà vào năm 2009 và gia hạn thêm thời gian cho thuê bằng hợp đồng ký vào năm 2010.
Đến nay, hợp đồng cho thuê đã chấm dứt được hơn 6 tháng nhưng Tecco 533 vẫn chưa thể buộc Soutecco rời khỏi bất động sản nói trên. Tecco 533 cho biết phía Soutecco cũng chưa chi trả bất kỳ khoản tiền thuê nào, theo hợp đồng là 10 triệu đồng/tháng, tương đương tổng nợ 240 triệu đồng cho Tecco 533.
Rắc rối nằm ở chỗ, hai công ty kể trên, dù theo pháp luật không liên quan gì đến nhau, nhưng đội ngũ nhân sự thì đã từng có thời chung một “chiến lũy”.
Việc Tecco 533 được quyền sở hữu căn nhà 439A Phan Văn Trị với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hợp pháp từ năm 2002 (khi đó, đây là trụ sở làm việc của Chi nhánh Tecco 533 Tp.HCM) phải kể tới công sức và phần đóng góp của chi nhánh Tp.HCM cùng các cán bộ tại đây. Do đó, để giải quyết vụ việc theo pháp lý thì có thể không khó, nhưng làm sao để trọn vẹn nghĩa tình lại không hề dễ.
Năm 2007, để thuận lợi trong việc hoạt động, lãnh đạo chi nhánh Tp.HCM của Tecco 533 mà đứng đầu là ông Đoàn Thế Duy đề xuất được tách riêng thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nguyên trạng chi nhánh thành công ty cổ phần là không phù hợp với quy định của pháp luật nên Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM đã từ chối cấp phép đăng ký kinh doanh. Do vậy, ban lãnh đạo này đã thành lập một pháp nhân mới hoàn toàn là Soutecco.
Nhiều văn bản và quyết định của Hội đồng Quản trị và lãnh đạo Tecco 533 về xử lý tài sản, nợ, vốn… liên quan đến chi nhánh Tp.HCM khi đó đều thống nhất chuyển giao nguyên trạng chi nhánh cho Soutecco, nhưng không tính tài sản nhà và quyền sử dụng đất tại trụ sở làm việc của chi nhánh. Đó cũng là lý do Soutecco phải thuê lại nhà 439A Phan Văn Trị, thông qua các hợp đồng thuê nhà ký kết giữa hai bên.
Về phía Tecco 533, qua xem xét quyền lợi của người lao động nguyên trực thuộc công ty, đã đồng ý hỗ trợ chi nhánh Tp.HCM thông qua hình thức nhận lại công nợ khó đòi một số dự án do chi nhánh này thực hiện trước đó. Trong một số văn bản của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị Tecco 533 cũng đề cập đến việc định giá tài sản và để ngỏ cơ hội mua lại căn nhà cho Soutecco.
Giám đốc Tecco 533 Huỳnh Trung Nhân cho biết, đến thời điểm này, Soutecco đã không thể hiện thực được các đề nghị mua lại căn nhà 439A Phan Văn Trị, sau khi nhiều lần gửi văn bản đến lãnh đạo công ty đề nghị mua lại; không trả tiền thuê nhà hai năm 2009 và 2010 dù Tecco 533 nhiều lần có công văn nhắc nhở; tiếp tục sử dụng căn nhà làm trụ sở làm việc khi không được Tecco 533 đồng ý, không thực hiện việc chuyển giao tài sản thuê khi được đề nghị bằng văn bản nhiều lần.
Bất đắc dĩ, phía Tecco 533 cho biết đã ký hợp đồng cho một doanh nghiệp khác thuê lại căn nhà 439A Phan Văn Trị và có văn bản kiến nghị gửi lên Công an Tp.HCM về vấn đề này.
Ông Nhân nói, doanh nghiệp này rất khó xử với tranh chấp liên quan đến một số cán bộ nguyên là lao động của Tecco 533. Trường hợp nhờ các cơ quan đại diện pháp luật, cả hai bên sẽ mất khá nhiều thời gian theo kiện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và cả uy tín doanh nghiệp. Chưa kể, vấn đề đặt ra ngoài tính pháp lý là khi tranh chấp xảy ra, nền móng mối quan hệ vốn tốt đẹp, lòng tin giữa hai bên đã không còn được như trước.
Chuyện tưởng đơn giản chỉ là tranh chấp dân sự, các căn cứ về chủ quyền nhà, hợp đồng cho thuê, yêu cầu trả lại tài sản, hay các văn bản, chứng từ liên quan… đã có thể nhanh chóng xác định được bên đúng, bên sai.
Nhưng trên thực tế, xử lý các tranh chấp loại này thường kéo dài, khiến chủ tài sản nhiều khi đau đầu với việc đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Nhiều chuyện khó xử đã xuất phát từ tranh chấp lợi ích trong quá trình thuê và cho thuê nhà.
Một trường hợp mới đây cũng thu hút sự chú ý của dư luận, liên quan đến doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công trình giao thông 5 là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng 533 (Tecco 533) và Công ty Cổ phần Đầu tư vấn Xây dựng Giao thông phía Nam (Soutecco).
Tecco 533 đứng tên chủ quyền nhà, đất tại địa chỉ 67/16B (nay là 439A) Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, Tp.HCM), đã ký hợp đồng cho Soutecco thuê nhà vào năm 2009 và gia hạn thêm thời gian cho thuê bằng hợp đồng ký vào năm 2010.
Đến nay, hợp đồng cho thuê đã chấm dứt được hơn 6 tháng nhưng Tecco 533 vẫn chưa thể buộc Soutecco rời khỏi bất động sản nói trên. Tecco 533 cho biết phía Soutecco cũng chưa chi trả bất kỳ khoản tiền thuê nào, theo hợp đồng là 10 triệu đồng/tháng, tương đương tổng nợ 240 triệu đồng cho Tecco 533.
Rắc rối nằm ở chỗ, hai công ty kể trên, dù theo pháp luật không liên quan gì đến nhau, nhưng đội ngũ nhân sự thì đã từng có thời chung một “chiến lũy”.
Việc Tecco 533 được quyền sở hữu căn nhà 439A Phan Văn Trị với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hợp pháp từ năm 2002 (khi đó, đây là trụ sở làm việc của Chi nhánh Tecco 533 Tp.HCM) phải kể tới công sức và phần đóng góp của chi nhánh Tp.HCM cùng các cán bộ tại đây. Do đó, để giải quyết vụ việc theo pháp lý thì có thể không khó, nhưng làm sao để trọn vẹn nghĩa tình lại không hề dễ.
Năm 2007, để thuận lợi trong việc hoạt động, lãnh đạo chi nhánh Tp.HCM của Tecco 533 mà đứng đầu là ông Đoàn Thế Duy đề xuất được tách riêng thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nguyên trạng chi nhánh thành công ty cổ phần là không phù hợp với quy định của pháp luật nên Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM đã từ chối cấp phép đăng ký kinh doanh. Do vậy, ban lãnh đạo này đã thành lập một pháp nhân mới hoàn toàn là Soutecco.
Nhiều văn bản và quyết định của Hội đồng Quản trị và lãnh đạo Tecco 533 về xử lý tài sản, nợ, vốn… liên quan đến chi nhánh Tp.HCM khi đó đều thống nhất chuyển giao nguyên trạng chi nhánh cho Soutecco, nhưng không tính tài sản nhà và quyền sử dụng đất tại trụ sở làm việc của chi nhánh. Đó cũng là lý do Soutecco phải thuê lại nhà 439A Phan Văn Trị, thông qua các hợp đồng thuê nhà ký kết giữa hai bên.
Về phía Tecco 533, qua xem xét quyền lợi của người lao động nguyên trực thuộc công ty, đã đồng ý hỗ trợ chi nhánh Tp.HCM thông qua hình thức nhận lại công nợ khó đòi một số dự án do chi nhánh này thực hiện trước đó. Trong một số văn bản của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị Tecco 533 cũng đề cập đến việc định giá tài sản và để ngỏ cơ hội mua lại căn nhà cho Soutecco.
Giám đốc Tecco 533 Huỳnh Trung Nhân cho biết, đến thời điểm này, Soutecco đã không thể hiện thực được các đề nghị mua lại căn nhà 439A Phan Văn Trị, sau khi nhiều lần gửi văn bản đến lãnh đạo công ty đề nghị mua lại; không trả tiền thuê nhà hai năm 2009 và 2010 dù Tecco 533 nhiều lần có công văn nhắc nhở; tiếp tục sử dụng căn nhà làm trụ sở làm việc khi không được Tecco 533 đồng ý, không thực hiện việc chuyển giao tài sản thuê khi được đề nghị bằng văn bản nhiều lần.
Bất đắc dĩ, phía Tecco 533 cho biết đã ký hợp đồng cho một doanh nghiệp khác thuê lại căn nhà 439A Phan Văn Trị và có văn bản kiến nghị gửi lên Công an Tp.HCM về vấn đề này.
Ông Nhân nói, doanh nghiệp này rất khó xử với tranh chấp liên quan đến một số cán bộ nguyên là lao động của Tecco 533. Trường hợp nhờ các cơ quan đại diện pháp luật, cả hai bên sẽ mất khá nhiều thời gian theo kiện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và cả uy tín doanh nghiệp. Chưa kể, vấn đề đặt ra ngoài tính pháp lý là khi tranh chấp xảy ra, nền móng mối quan hệ vốn tốt đẹp, lòng tin giữa hai bên đã không còn được như trước.