Đầu tư công: Biết rồi, khổ lắm, vẫn phải nói
Có quá nhiều nguyên nhân để niềm tin vào hiệu quả của đầu tư công chưa thể vững vàng
Mặc dù là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm” như nhận xét của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, song đầu tư công là nội dung “vẫn phải nói” tại diễn đàn kinh tế do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức tại Đà Nẵng.
Bởi, đây là một trong ba trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế, đề án sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp vào cuối tháng 5 tới đây. Và còn là bởi có quá nhiều nguyên nhân để niềm tin vào hiệu quả của đầu tư công chưa thể vững vàng.
Đồng tình rất cao với TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi ông nhấn mạnh rằng cần đặt nội dung tái cơ cấu đầu tư trong tổng thể đề án “Tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế”, song nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng quan ngại sâu sắc rằng, việc tái cấu trúc riêng lĩnh vực này cũng đã rất khó khăn khi nhìn đâu cũng thấy “lực cản”.
Vừa trở về từ cuộc giám sát ở một số tỉnh Tây Nguyên, ông Lịch “than” rằng không biết tái cấu trúc đầu tư công kiểu nào được, khi thực tế ở cơ sở cho thấy với cách phân bổ vốn đầu tư hiện nay, cái không cần cũng xin, và cái cần thì lại không có.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cũng gọi việc đầu tư vào đường cứu hộ cứu nạn khu vực miền Trung 17 ngàn tỷ đồng là việc tào lao, tốn tiền của dân của nước. Vì “khu vực này đường dốc đứng như thế, lũ từ trên núi nó chạy thẳng xuống chứ cứu hộ cứu nạn cái chi mà mất đứt 1 tỷ đô”. Tôi nói với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cắt ngay, sau đó cắt rồi, nhưng “nay mai mấy cha biết chuyện chửi tôi chết”, ông Thanh hài hước.
Câu chuyện của Bí thư Thanh khiến hội trường ồ lên tiếng cười cùng sự đồng cảm. Bởi, xin - cho, “chạy dự án”, lợi ích cục bộ địa phương… lâu nay vẫn được điểm mặt như là những nguyên nhân thâm căn cố đế dẫn đến không ít thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả của đầu tư công.
Theo nhận xét của TS. Trần Du Lịch thì các ngành và địa phương đưa ra quá nhiều dự án, trong khi đó nguồn vốn rất hạn chế, nên nơi nào, ngành nào "chạy" thủ tục sớm thì được chấp thuận và giải ngân sớm, nơi nào chậm thì để lại.
Cách làm này dẫn đến hệ quả là phá vỡ tính ưu tiên và tính đồng bộ của đầu tư, tình trạng "vốn nằm" khắp nơi; ngân sách phải trả lãi, nhưng dự án thì phơi sương phơi gió.
Cũng “sốt ruột” bởi hiện tại lượng vốn lớn của cả ngân sách và doanh nghiệp đang bị chôn tại các dự án không hiệu quả, để cấp bách sửa sai, điều quan trọng đầu tiên trong tái cơ cấu đầu tư công, theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy Fullbright, phải khơi thông nguồn vốn.
Song, cái khó đó là hệ thống thể chế hiện nay không cho phép làm được điều này. Vì khi xử lý dự án hiệu quả , những khoản thua lỗ sẽ hiển hiện rõ ràng trên giấy tờ trong khi hệ thống thể chế không chấp nhận để tiền nhà nước thua lỗ trên giấy tờ.
Phải chấp nhận vốn nhà nước có thể bị mất (mà thực ra đã mất rồi), những dự án nào hiệu quả tiếp tục triển khai còn đâu cắt giảm, ông Thành đề nghị.
Bên cạnh đó, nguyên tắc điều hành chính sách đầu tư công mà rộng hơn là chi tiêu công, theo ông Thành, cũng cần được thay đổi theo hướngđi ngược lại với chu kỳ của hoạt động kinh tế dân doanh.
Thời gian qua khi nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp, dân cư sẵn sàng bỏ ra tiền ra đầu tư, ngân hàng sẵn sàng khơi vốn, thì đầu tư công cũng đi theo trào lưu đó. Khi môi trường kém đi tư nhân cắt giảm đầu tư thì đầu tư công cũng cắt giảm, và tác động ngay đến tăng trưởng.
Một mức bội chi có điều kiện được Quốc hội quyết định và giám sát chặt chẽ trong đầu tư công, xác định rõ lĩnh vực nào khu vực dân doanh sẵn sàng thì đầu tư công hạn chế, là đề nghị tiếp theo được ông Thành đưa ra.
“Khi trời nắng thì tái cấu trúc đầu tư công, chứ không chờ trời mưa mới đi lợp mái nhà”, ông Thành phát biểu.
Vẫn liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nhiều ý kiến khác cũng nhấn mạnh đến vai trò của đổi mới thể chế. Điều mà đã được TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh ngay khi đăng đàn mở đầu phiên thảo luận.
Đó là không thể tiến hành tái cơ cấu đầu tư công nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này thì đây là lĩnh vực dù đầu tư ít tốn kém nhất, mang lại hiệu quả nhất, nhưng cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng “nhóm lợi ích”.
Bởi, đây là một trong ba trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế, đề án sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp vào cuối tháng 5 tới đây. Và còn là bởi có quá nhiều nguyên nhân để niềm tin vào hiệu quả của đầu tư công chưa thể vững vàng.
Đồng tình rất cao với TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi ông nhấn mạnh rằng cần đặt nội dung tái cơ cấu đầu tư trong tổng thể đề án “Tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế”, song nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng quan ngại sâu sắc rằng, việc tái cấu trúc riêng lĩnh vực này cũng đã rất khó khăn khi nhìn đâu cũng thấy “lực cản”.
Vừa trở về từ cuộc giám sát ở một số tỉnh Tây Nguyên, ông Lịch “than” rằng không biết tái cấu trúc đầu tư công kiểu nào được, khi thực tế ở cơ sở cho thấy với cách phân bổ vốn đầu tư hiện nay, cái không cần cũng xin, và cái cần thì lại không có.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cũng gọi việc đầu tư vào đường cứu hộ cứu nạn khu vực miền Trung 17 ngàn tỷ đồng là việc tào lao, tốn tiền của dân của nước. Vì “khu vực này đường dốc đứng như thế, lũ từ trên núi nó chạy thẳng xuống chứ cứu hộ cứu nạn cái chi mà mất đứt 1 tỷ đô”. Tôi nói với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cắt ngay, sau đó cắt rồi, nhưng “nay mai mấy cha biết chuyện chửi tôi chết”, ông Thanh hài hước.
Câu chuyện của Bí thư Thanh khiến hội trường ồ lên tiếng cười cùng sự đồng cảm. Bởi, xin - cho, “chạy dự án”, lợi ích cục bộ địa phương… lâu nay vẫn được điểm mặt như là những nguyên nhân thâm căn cố đế dẫn đến không ít thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả của đầu tư công.
Theo nhận xét của TS. Trần Du Lịch thì các ngành và địa phương đưa ra quá nhiều dự án, trong khi đó nguồn vốn rất hạn chế, nên nơi nào, ngành nào "chạy" thủ tục sớm thì được chấp thuận và giải ngân sớm, nơi nào chậm thì để lại.
Cách làm này dẫn đến hệ quả là phá vỡ tính ưu tiên và tính đồng bộ của đầu tư, tình trạng "vốn nằm" khắp nơi; ngân sách phải trả lãi, nhưng dự án thì phơi sương phơi gió.
Cũng “sốt ruột” bởi hiện tại lượng vốn lớn của cả ngân sách và doanh nghiệp đang bị chôn tại các dự án không hiệu quả, để cấp bách sửa sai, điều quan trọng đầu tiên trong tái cơ cấu đầu tư công, theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy Fullbright, phải khơi thông nguồn vốn.
Song, cái khó đó là hệ thống thể chế hiện nay không cho phép làm được điều này. Vì khi xử lý dự án hiệu quả , những khoản thua lỗ sẽ hiển hiện rõ ràng trên giấy tờ trong khi hệ thống thể chế không chấp nhận để tiền nhà nước thua lỗ trên giấy tờ.
Phải chấp nhận vốn nhà nước có thể bị mất (mà thực ra đã mất rồi), những dự án nào hiệu quả tiếp tục triển khai còn đâu cắt giảm, ông Thành đề nghị.
Bên cạnh đó, nguyên tắc điều hành chính sách đầu tư công mà rộng hơn là chi tiêu công, theo ông Thành, cũng cần được thay đổi theo hướngđi ngược lại với chu kỳ của hoạt động kinh tế dân doanh.
Thời gian qua khi nền kinh tế phát triển tốt, doanh nghiệp, dân cư sẵn sàng bỏ ra tiền ra đầu tư, ngân hàng sẵn sàng khơi vốn, thì đầu tư công cũng đi theo trào lưu đó. Khi môi trường kém đi tư nhân cắt giảm đầu tư thì đầu tư công cũng cắt giảm, và tác động ngay đến tăng trưởng.
Một mức bội chi có điều kiện được Quốc hội quyết định và giám sát chặt chẽ trong đầu tư công, xác định rõ lĩnh vực nào khu vực dân doanh sẵn sàng thì đầu tư công hạn chế, là đề nghị tiếp theo được ông Thành đưa ra.
“Khi trời nắng thì tái cấu trúc đầu tư công, chứ không chờ trời mưa mới đi lợp mái nhà”, ông Thành phát biểu.
Vẫn liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nhiều ý kiến khác cũng nhấn mạnh đến vai trò của đổi mới thể chế. Điều mà đã được TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh ngay khi đăng đàn mở đầu phiên thảo luận.
Đó là không thể tiến hành tái cơ cấu đầu tư công nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung nếu không bắt đầu từ việc đổi mới thể chế kinh tế.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này thì đây là lĩnh vực dù đầu tư ít tốn kém nhất, mang lại hiệu quả nhất, nhưng cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng “nhóm lợi ích”.