Đi tìm mô hình mới cho kinh doanh nhạc số
Từ Napster tới mạng xã hội MySpace, từ iTunes đến Amazon, một mô hình kinh doanh nhạc số lý tưởng dường như vẫn ở phía trước
Vừa qua, 3 trong 4 hãng ghi âm có ảnh hưởng lớn nhất thế giới đã ký hợp đồng với mạng xã hội MySpace, trong nỗ lực tìm hướng đi mới cho việc kinh doanh nhạc số.
>>Bản quyền trên mạng cần cách hiểu mới?
Hãy thử điểm một vài mô hình trước đây của việc kinh doanh nhạc số và tình hình tương tự ở Việt Nam để thấy rõ hơn bức tranh của nền âm nhạc trên mạng.
Nghe nhạc miễn phí và cái chết của Napster
Xuất hiện từ năm 1999, Napster là một cú sốc lớn. Tại thời điểm đó, các hãng ghi đĩa đã không thể tưởng tượng việc các bài hát của họ lại được chia sẻ và sử dụng một cách miễn phí và tự do như thế.
Napster được xây dựng dựa trên khái niệm về mạng ngang hàng (P2P). Ở đây người sử dụng có thể thoải mái tải về máy tính các bài hát họ yêu thích mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào. Cộng với một giao diện đẹp mắt và tính năng tìm kiếm linh hoạt, Napster nhanh chóng trở nên phổ biến khắp toàn cầu. Vào thời điểm hưng thịnh nhất, nó có tới hơn 26 triệu thành viên và ngốn đến 80% băng thông của mạng Internet.
Mô hình của Napster không duy trì được lâu, vì nó đã đi ngược lại lợi ích các hãng ghi âm. Kết quả vụ kiện giữa hai bên kéo dài từ cuối năm 1999 đến tháng 7 năm 2001 đã chính thức khai tử cho mô hình nghe nhạc miễn phí này.
Tuy nhiên, khó có thể nói Napster là một mô hình kinh doanh, bởi đơn giản nó không đem lại đồng doanh thu nào cho các hãng đĩa và bản thân các site nhạc.
Bán nhạc giá rẻ và sự thống trị của iTunes
Khởi đầu từ tháng 4 năm 2003, iTunes là kho nghe nhạc đầu tiên trên thế giới thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. iTunes cho phép người dùng mua nhạc và chuyển chúng dễ dàng tới các máy iPod hay iPhone - những sản phẩm công nghệ rất được ưa chuộng của Apple.
Được sự hậu thuẫn của 4 hãng ghi âm lớn nhất thế giới, với mức giá chỉ 99 cen cho mỗi bài hát, sau 4 năm hoạt động iTunes đã bán được 4 tỷ bản nhạc, chiếm tới 70% doanh thu bán nhạc trên Internet. Dịch vụ này đã vượt qua Wal-Mart để trở thành hệ thống bán nhạc lớn nhất nước Mỹ.
Để kiểm soát những bài hát của mình ngay cả khi nó đã được đưa đến người sử dụng, iTune sử dụng một công nghệ với tên gọi DRM. Công nghệ này chỉ cho phép người mua nhạc ghi những bài hát từ iTune ra 7 đĩa CD và chỉ được nghe trên 5 máy tính khác nhau.
Những tưởng với sự thành công của mình, iTunes sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu để khai thác các bản nhạc số. Nhưng vào đầu năm 2007, hãng ghi âm lớn nhất thế giới là Universal đã có những xung đột về mức giá, và tuyên bố sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với Apple, nếu hãng này không thay đổi cách thức kinh doanh.
Chính một mô hình bán nhạc giá rẻ tương tự như iTunes là AllofMp3 đã phải đóng cửa trước sức ép từ các hãng ghi âm. AllofMp3 bán nhạc với một giá “siêu rẻ” : 1 USD cho 1 album.
Mạng xã hội và xu hướng kiếm tiền nhờ quảng cáo
Sự thành công của iTunes cũng không thể cứu được doanh thu đi xuống của các hãng ghi âm. Theo thống kê, doanh thu bán đĩa CD đã giảm 18% trong năm 2007, mặc dù số tiền thu được từ nhạc số tăng nhưng nếu tính tổng cộng thì doanh thu của toàn bộ ngành âm nhạc vẫn giảm tới 10%. Đã đến lúc tìm kiếm một mô hình khác hiệu quả hơn?
Trong nỗ lực đi tìm những mô hình kinh doanh trên nhạc số mới, các hãng ghi âm đã nhìn thấy một mảnh đất rất màu mỡ - đó là các mạng xã hội, cộng đồng của những người sử dụng Internet.
Mới đây nhất, ngày 3/4/2008, 3 hãng ghi âm lớn nhất thế giới là Warner Music, Sony BMG, và Universal Music đã ký hợp đồng với mạng xã hội MySpace về việc quản lý các bản nhạc số, đánh dấu một bước thay đổi lớn trong lịch sử kinh doanh âm nhạc.
Mô hình mới này có sự kết hợp ưu điểm của hai mô hình trước đó, theo đó, người sử dụng vẫn được nghe các bài hát miễn phí, đồng thời các hãng ghi đĩa cũng vẫn thu được lợi nhuận cho mình. Số tiền mang lại lợi nhuận chính là nhờ quảng cáo.
Ngoài những bài hát được nghe và download, mô hình mới này sẽ đưa ra những dịch vụ nhằm gắn kết người nghe với ca sỹ, ban nhạc mà họ hâm mộ. Như việc sẽ thông báo những buổi trình diễn của ca sỹ, kèm với đó là những ưu đãi mua vé, đặt chỗ, cho những người hâm mộ. Những sản phẩm đi theo như quần áo phụ kiện sẽ được đi kèm với các trang nhạc để tăng thêm doanh thu.
Liệu sự ra đời của mô hình kinh doanh mới này sẽ là sự cáo chung cho những mô hình trước đó như iTunes, Amazon? Câu trả lời vẫn đang ở phía trước.
“Đây là một thời điểm rất thú vị trong lịch sử âm nhạc, luôn có những mô hình thử nghiệm mới lạ bởi không có mô hình nào thực sự thắng thế. Chỉ có người nghe là những người được hưởng lợi”, Giám đốc điều hành của iLike, một trang dịch vụ nhạc số nói.
Trông người, nghĩ đến ta
Sự phát triển và biến đổi mạnh mẽ của thị trường nhạc số trên thế giới đã và đang kéo nền âm nhạc Việt Nam vào cuộc.
Mặc dù chưa có được những trang nhạc số mang tầm vóc quốc tế như Yahoo, Real, iTune…nhưng người tiêu dùng tại Việt Nam đang có ngày một nhiều các lựa chọn để nghe nhạc trên mạng, từ những trang tìm kiếm như Baamboo, Zing… đến những trang chứa nhạc như nghenhac.info, nhacso.net…
Mặc dù vậy, sau nhiều năm phát triển, nhạc số Việt Nam dường như vẫn chưa tìm được mô hình tốt nhất để mang lại lợi nhuận cho các bên và thỏa mãn lợi ích của người nghe. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia vẫn bị chồng chéo và chưa rõ ràng.
Tham gia điều chỉnh thị trường nhạc số Việt Nam hiện nay có các bên: Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) - với lượng thành viên khoảng 90% hãng đĩa trong nước, Trung tâm Bản quyền tác giả thuộc Hiệp hội Nhạc sỹ Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và chủ sở hữu các site nhạc số.
Vấn đề bản quyền luôn được các hãng ghi âm (đại diện là RIAV) đưa ra để kêu gọi các trang cung cấp nhạc các trang cung cấp nhạc tuân thủ. Tuy nhiên vẫn có nhiều lúng túng trong việc đưa ra một giải pháp đồng nhất. Có trường hợp các trang nhạc đã nộp tiền bản quyền cho các hãng đĩa vẫn phải chịu sức ép bản quyền từ RIAV. Sự kiện mới đây nhất là mới đây việc RIAV đưa ra mức giá 1 triệu đồng cho một bài hát trong 1 năm, một mức giá có thể khiến nhiều trang nhạc số phải từ bỏ ý định kinh doanh sản phẩm trí tuệ này.
Việc kinh doanh âm nhạc đã thay đổi rất nhiều kể từ khi nó ra đời, và còn tiếp tục thay đổi nữa trong tương lai. Nhưng dù cho dưới bất kỳ mô hình nào, nó cũng cần đạt được sự cân bằng giữa lợi ích của nhà sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi chỉ điều đó mới có thể thúc đẩy nền âm nhạc tiếp tục phát triển.
>>Bản quyền trên mạng cần cách hiểu mới?
Hãy thử điểm một vài mô hình trước đây của việc kinh doanh nhạc số và tình hình tương tự ở Việt Nam để thấy rõ hơn bức tranh của nền âm nhạc trên mạng.
Nghe nhạc miễn phí và cái chết của Napster
Xuất hiện từ năm 1999, Napster là một cú sốc lớn. Tại thời điểm đó, các hãng ghi đĩa đã không thể tưởng tượng việc các bài hát của họ lại được chia sẻ và sử dụng một cách miễn phí và tự do như thế.
Napster được xây dựng dựa trên khái niệm về mạng ngang hàng (P2P). Ở đây người sử dụng có thể thoải mái tải về máy tính các bài hát họ yêu thích mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào. Cộng với một giao diện đẹp mắt và tính năng tìm kiếm linh hoạt, Napster nhanh chóng trở nên phổ biến khắp toàn cầu. Vào thời điểm hưng thịnh nhất, nó có tới hơn 26 triệu thành viên và ngốn đến 80% băng thông của mạng Internet.
Mô hình của Napster không duy trì được lâu, vì nó đã đi ngược lại lợi ích các hãng ghi âm. Kết quả vụ kiện giữa hai bên kéo dài từ cuối năm 1999 đến tháng 7 năm 2001 đã chính thức khai tử cho mô hình nghe nhạc miễn phí này.
Tuy nhiên, khó có thể nói Napster là một mô hình kinh doanh, bởi đơn giản nó không đem lại đồng doanh thu nào cho các hãng đĩa và bản thân các site nhạc.
Bán nhạc giá rẻ và sự thống trị của iTunes
Khởi đầu từ tháng 4 năm 2003, iTunes là kho nghe nhạc đầu tiên trên thế giới thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. iTunes cho phép người dùng mua nhạc và chuyển chúng dễ dàng tới các máy iPod hay iPhone - những sản phẩm công nghệ rất được ưa chuộng của Apple.
Được sự hậu thuẫn của 4 hãng ghi âm lớn nhất thế giới, với mức giá chỉ 99 cen cho mỗi bài hát, sau 4 năm hoạt động iTunes đã bán được 4 tỷ bản nhạc, chiếm tới 70% doanh thu bán nhạc trên Internet. Dịch vụ này đã vượt qua Wal-Mart để trở thành hệ thống bán nhạc lớn nhất nước Mỹ.
Để kiểm soát những bài hát của mình ngay cả khi nó đã được đưa đến người sử dụng, iTune sử dụng một công nghệ với tên gọi DRM. Công nghệ này chỉ cho phép người mua nhạc ghi những bài hát từ iTune ra 7 đĩa CD và chỉ được nghe trên 5 máy tính khác nhau.
Những tưởng với sự thành công của mình, iTunes sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu để khai thác các bản nhạc số. Nhưng vào đầu năm 2007, hãng ghi âm lớn nhất thế giới là Universal đã có những xung đột về mức giá, và tuyên bố sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với Apple, nếu hãng này không thay đổi cách thức kinh doanh.
Chính một mô hình bán nhạc giá rẻ tương tự như iTunes là AllofMp3 đã phải đóng cửa trước sức ép từ các hãng ghi âm. AllofMp3 bán nhạc với một giá “siêu rẻ” : 1 USD cho 1 album.
Mạng xã hội và xu hướng kiếm tiền nhờ quảng cáo
Sự thành công của iTunes cũng không thể cứu được doanh thu đi xuống của các hãng ghi âm. Theo thống kê, doanh thu bán đĩa CD đã giảm 18% trong năm 2007, mặc dù số tiền thu được từ nhạc số tăng nhưng nếu tính tổng cộng thì doanh thu của toàn bộ ngành âm nhạc vẫn giảm tới 10%. Đã đến lúc tìm kiếm một mô hình khác hiệu quả hơn?
Trong nỗ lực đi tìm những mô hình kinh doanh trên nhạc số mới, các hãng ghi âm đã nhìn thấy một mảnh đất rất màu mỡ - đó là các mạng xã hội, cộng đồng của những người sử dụng Internet.
Mới đây nhất, ngày 3/4/2008, 3 hãng ghi âm lớn nhất thế giới là Warner Music, Sony BMG, và Universal Music đã ký hợp đồng với mạng xã hội MySpace về việc quản lý các bản nhạc số, đánh dấu một bước thay đổi lớn trong lịch sử kinh doanh âm nhạc.
Mô hình mới này có sự kết hợp ưu điểm của hai mô hình trước đó, theo đó, người sử dụng vẫn được nghe các bài hát miễn phí, đồng thời các hãng ghi đĩa cũng vẫn thu được lợi nhuận cho mình. Số tiền mang lại lợi nhuận chính là nhờ quảng cáo.
Ngoài những bài hát được nghe và download, mô hình mới này sẽ đưa ra những dịch vụ nhằm gắn kết người nghe với ca sỹ, ban nhạc mà họ hâm mộ. Như việc sẽ thông báo những buổi trình diễn của ca sỹ, kèm với đó là những ưu đãi mua vé, đặt chỗ, cho những người hâm mộ. Những sản phẩm đi theo như quần áo phụ kiện sẽ được đi kèm với các trang nhạc để tăng thêm doanh thu.
Liệu sự ra đời của mô hình kinh doanh mới này sẽ là sự cáo chung cho những mô hình trước đó như iTunes, Amazon? Câu trả lời vẫn đang ở phía trước.
“Đây là một thời điểm rất thú vị trong lịch sử âm nhạc, luôn có những mô hình thử nghiệm mới lạ bởi không có mô hình nào thực sự thắng thế. Chỉ có người nghe là những người được hưởng lợi”, Giám đốc điều hành của iLike, một trang dịch vụ nhạc số nói.
Trông người, nghĩ đến ta
Sự phát triển và biến đổi mạnh mẽ của thị trường nhạc số trên thế giới đã và đang kéo nền âm nhạc Việt Nam vào cuộc.
Mặc dù chưa có được những trang nhạc số mang tầm vóc quốc tế như Yahoo, Real, iTune…nhưng người tiêu dùng tại Việt Nam đang có ngày một nhiều các lựa chọn để nghe nhạc trên mạng, từ những trang tìm kiếm như Baamboo, Zing… đến những trang chứa nhạc như nghenhac.info, nhacso.net…
Mặc dù vậy, sau nhiều năm phát triển, nhạc số Việt Nam dường như vẫn chưa tìm được mô hình tốt nhất để mang lại lợi nhuận cho các bên và thỏa mãn lợi ích của người nghe. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia vẫn bị chồng chéo và chưa rõ ràng.
Tham gia điều chỉnh thị trường nhạc số Việt Nam hiện nay có các bên: Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) - với lượng thành viên khoảng 90% hãng đĩa trong nước, Trung tâm Bản quyền tác giả thuộc Hiệp hội Nhạc sỹ Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và chủ sở hữu các site nhạc số.
Vấn đề bản quyền luôn được các hãng ghi âm (đại diện là RIAV) đưa ra để kêu gọi các trang cung cấp nhạc các trang cung cấp nhạc tuân thủ. Tuy nhiên vẫn có nhiều lúng túng trong việc đưa ra một giải pháp đồng nhất. Có trường hợp các trang nhạc đã nộp tiền bản quyền cho các hãng đĩa vẫn phải chịu sức ép bản quyền từ RIAV. Sự kiện mới đây nhất là mới đây việc RIAV đưa ra mức giá 1 triệu đồng cho một bài hát trong 1 năm, một mức giá có thể khiến nhiều trang nhạc số phải từ bỏ ý định kinh doanh sản phẩm trí tuệ này.
Việc kinh doanh âm nhạc đã thay đổi rất nhiều kể từ khi nó ra đời, và còn tiếp tục thay đổi nữa trong tương lai. Nhưng dù cho dưới bất kỳ mô hình nào, nó cũng cần đạt được sự cân bằng giữa lợi ích của nhà sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi chỉ điều đó mới có thể thúc đẩy nền âm nhạc tiếp tục phát triển.