Định cư ở nước ngoài, khó làm viên chức tại Việt Nam?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa thể “chốt” quy định Việt kiều được tham gia dự tuyển làm viên chức ở Việt Nam
Nếu không quy định việc tuyển dụng làm viên chức đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, trong trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận lời về Việt Nam làm Viện trưởng Viện Toán học cao cấp thì sẽ theo chế độ nào?
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi sau khi Giáo sư Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu quan điểm không nên tuyển dụng Việt kiều làm viên chức tại Việt Nam.
Lắng nghe tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều từ kỳ họp Quốc hội thứ bảy, song khi cho ý kiến về dự án Luật Viên chức chiều 29/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa thể “chốt” quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trả lời câu hỏi của Phó chủ tịch Lưu, ông Minh cho rằng trường hợp như Giáo sư Châu không nhiều, nên có thể có chế độ đặc biệt, còn nói chung thì nên sử dụng chế độ hợp đồng.
Nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với quan điểm này, và nghiêng về phương án thứ hai do Ủy ban Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật - trình tại dự thảo báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tức là, không quy định việc tuyển dụng làm viên chức đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bởi, hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, không thể có viên chức làm việc thường xuyên tại Việt Nam mà lại định cư ở nước ngoài. Trường hợp cần huy động chất xám, chuyên môn của họ thì có thể sử dụng các cơ chế khác, như hợp đồng vụ việc hay hợp đồng hợp tác nghiên cứu…
Tuy nhiên, với phân tích cần “mở” để thu hút chất xám và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, một số ý kiến lại nghiêng về phương án 1. Tức là tán thành với quy định của dự luật, theo đó Việt kiều cũng được tham gia dự tuyển viên chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, khi thảo luận tại Chính phủ thì cũng có hai loại ý kiến, nhưng sau khi cân nhắc thì giữ quan điểm như dự luật. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ có những quy định chặt chẽ để hạn chế những phức tạp có thể xảy ra. Bộ trưởng Tuấn tán thành để cả hai phương án trình Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cũng đề nghị cứ nên trình cả hai phương án để Quốc hội quyết định.
Không đồng tình, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có chính kiến. Theo quan điểm của ông Sơn thì việc cho Việt kiều dự tuyển viên chức cần “tiếp tục được nghiên cứu”. Còn theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, có thể quy định vấn đề này bằng nghị định riêng.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến, vậy nên việc tiếp thu, chỉnh sửa như thế nào thì phải báo cáo quốc hội.
Sẽ trả lương theo vị trí việc làm
Khác với nội dung trên, cũng là vấn đề rất mới song quy định về chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm của viên chức lại nhanh chóng nhận được sự đồng thuận.
Chủ nhiệm Thuận cho biết, để tạo cơ sở cho việc đổi mới về phương thức quản lý phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động của viên chức, dự thảo luật đã sử dụng “chức danh nghề nghiệp” thay thế cho “ngạch” trong quản lý viên chức.
Thay đổi này được nhấn mạnh là có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng cũng như áp dụng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ viên chức. Theo đó, việc quản lý, sử dụng viên chức sẽ dựa trên hai hệ thống cơ bản là chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. Chức danh nghề nghiệp phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức. Còn vị trí việc làm thể hiện công việc, nhiệm vụ cụ thể mà viên chức được giao đảm nhiệm.
Việc thực hiện nguyên tắc kết hợp giữa chức danh nghề nghiệp với vị trí việc làm, chuyển từ cơ chế trả lương theo ngạch, bậc sang trả lương căn cứ vào vị trí việc làm là một tiền đề căn bản và là định hướng quan trọng cho việc đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng viên chức, ông Thuận nhấn mạnh.
Sau phiên họp chiều nay, dự án Luật Viên chức sẽ tiếp tục được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi sau khi Giáo sư Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu quan điểm không nên tuyển dụng Việt kiều làm viên chức tại Việt Nam.
Lắng nghe tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều từ kỳ họp Quốc hội thứ bảy, song khi cho ý kiến về dự án Luật Viên chức chiều 29/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa thể “chốt” quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trả lời câu hỏi của Phó chủ tịch Lưu, ông Minh cho rằng trường hợp như Giáo sư Châu không nhiều, nên có thể có chế độ đặc biệt, còn nói chung thì nên sử dụng chế độ hợp đồng.
Nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với quan điểm này, và nghiêng về phương án thứ hai do Ủy ban Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật - trình tại dự thảo báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tức là, không quy định việc tuyển dụng làm viên chức đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bởi, hoạt động của viên chức phải gắn với đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, không thể có viên chức làm việc thường xuyên tại Việt Nam mà lại định cư ở nước ngoài. Trường hợp cần huy động chất xám, chuyên môn của họ thì có thể sử dụng các cơ chế khác, như hợp đồng vụ việc hay hợp đồng hợp tác nghiên cứu…
Tuy nhiên, với phân tích cần “mở” để thu hút chất xám và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, một số ý kiến lại nghiêng về phương án 1. Tức là tán thành với quy định của dự luật, theo đó Việt kiều cũng được tham gia dự tuyển viên chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, khi thảo luận tại Chính phủ thì cũng có hai loại ý kiến, nhưng sau khi cân nhắc thì giữ quan điểm như dự luật. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ có những quy định chặt chẽ để hạn chế những phức tạp có thể xảy ra. Bộ trưởng Tuấn tán thành để cả hai phương án trình Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cũng đề nghị cứ nên trình cả hai phương án để Quốc hội quyết định.
Không đồng tình, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có chính kiến. Theo quan điểm của ông Sơn thì việc cho Việt kiều dự tuyển viên chức cần “tiếp tục được nghiên cứu”. Còn theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, có thể quy định vấn đề này bằng nghị định riêng.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến, vậy nên việc tiếp thu, chỉnh sửa như thế nào thì phải báo cáo quốc hội.
Sẽ trả lương theo vị trí việc làm
Khác với nội dung trên, cũng là vấn đề rất mới song quy định về chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm của viên chức lại nhanh chóng nhận được sự đồng thuận.
Chủ nhiệm Thuận cho biết, để tạo cơ sở cho việc đổi mới về phương thức quản lý phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động của viên chức, dự thảo luật đã sử dụng “chức danh nghề nghiệp” thay thế cho “ngạch” trong quản lý viên chức.
Thay đổi này được nhấn mạnh là có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng cũng như áp dụng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ viên chức. Theo đó, việc quản lý, sử dụng viên chức sẽ dựa trên hai hệ thống cơ bản là chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. Chức danh nghề nghiệp phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức. Còn vị trí việc làm thể hiện công việc, nhiệm vụ cụ thể mà viên chức được giao đảm nhiệm.
Việc thực hiện nguyên tắc kết hợp giữa chức danh nghề nghiệp với vị trí việc làm, chuyển từ cơ chế trả lương theo ngạch, bậc sang trả lương căn cứ vào vị trí việc làm là một tiền đề căn bản và là định hướng quan trọng cho việc đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng viên chức, ông Thuận nhấn mạnh.
Sau phiên họp chiều nay, dự án Luật Viên chức sẽ tiếp tục được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.