Viên chức có thể được tham gia góp vốn, thành lập doanh nghiệp
Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức đề nghị cho phép viên chức được tham gia góp vốn, thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần
Ban soạn thảo dự án Luật Viên chức đề nghị cho phép viên chức được tham gia góp vốn, thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân….
Được trình Quốc hội lần đầu sáng hôm nay (3/6), dự thảo Luật Viên chức được đánh giá là khó và phức tạp, sẽ tác động trực tiếp đến hơn 1,6 triệu viên chức đang làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối tượng áp dụng của dự luật là viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin và truyền thông, tài nguyên môi trường....
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, dự thảo luật đã xác định rõ: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, gắn với vị trí việc làm và chuyên môn, nghiệp vụ, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp cùng quyền, nghĩa vụ của viên chức... đã được làm rõ tại dự luật.
Ban soạn thảo dự án luật cũng đề nghị cho phép viên chức được tham gia góp vốn, thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
Tuy nhiên, dự thảo luật cũng đưa ra những quy định về điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao trước khi viên chức tham gia các hoạt động khác, cũng như có biện pháp xử lý viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Cơ quan thẩm tra cho rằng trong điều kiện hiện nay việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ là quyền của viên chức, giúp viên chức sử dụng một cách tối đa năng lực chuyên môn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
Việc hạn chế viên chức trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định tham gia các hoạt động kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp bên ngoài đơn vị sự nghiệp công lập hiện đã được quy định trong một số luật chuyên ngành như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật phòng, chống tham nhũng....
Liên quan đến những vấn đề mới khác tại dự luật, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng không nên đặt vấn đề kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức.
Trường hợp cần tận dụng sự đóng góp của viên chức có kinh nghiệm công tác lâu năm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và viên chức có sức khỏe, có nguyện vọng thì sau khi đã giải quyết chế độ hưu trí, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc hợp đồng vụ, việc với đối tượng này, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Với quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập cơ quan thẩm tra có hai loại ý kiến.
Những ý kiến không tán thành với quy định này cho rằng tuy hoạt động của viên chức chủ yếu mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, song đây là một nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, đảm đương các nhiệm vụ được Nhà nước giao phó. Vì vậy, không nên tuyển dụng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài làm viên chức ở Việt Nam.
Trường hợp cần huy động chất xám, kỹ năng, khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam thì có thể sử dụng các cơ chế khác như hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chuyển giao công nghệ hoặc dưới hình thức hợp đồng… theo quy định hiện hành của pháp luật.
Được trình Quốc hội lần đầu sáng hôm nay (3/6), dự thảo Luật Viên chức được đánh giá là khó và phức tạp, sẽ tác động trực tiếp đến hơn 1,6 triệu viên chức đang làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối tượng áp dụng của dự luật là viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin và truyền thông, tài nguyên môi trường....
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, dự thảo luật đã xác định rõ: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, gắn với vị trí việc làm và chuyên môn, nghiệp vụ, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp cùng quyền, nghĩa vụ của viên chức... đã được làm rõ tại dự luật.
Ban soạn thảo dự án luật cũng đề nghị cho phép viên chức được tham gia góp vốn, thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
Tuy nhiên, dự thảo luật cũng đưa ra những quy định về điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao trước khi viên chức tham gia các hoạt động khác, cũng như có biện pháp xử lý viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Cơ quan thẩm tra cho rằng trong điều kiện hiện nay việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ là quyền của viên chức, giúp viên chức sử dụng một cách tối đa năng lực chuyên môn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
Việc hạn chế viên chức trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định tham gia các hoạt động kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp bên ngoài đơn vị sự nghiệp công lập hiện đã được quy định trong một số luật chuyên ngành như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật phòng, chống tham nhũng....
Liên quan đến những vấn đề mới khác tại dự luật, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng không nên đặt vấn đề kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức.
Trường hợp cần tận dụng sự đóng góp của viên chức có kinh nghiệm công tác lâu năm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và viên chức có sức khỏe, có nguyện vọng thì sau khi đã giải quyết chế độ hưu trí, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc hợp đồng vụ, việc với đối tượng này, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Với quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập cơ quan thẩm tra có hai loại ý kiến.
Những ý kiến không tán thành với quy định này cho rằng tuy hoạt động của viên chức chủ yếu mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, song đây là một nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, đảm đương các nhiệm vụ được Nhà nước giao phó. Vì vậy, không nên tuyển dụng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài làm viên chức ở Việt Nam.
Trường hợp cần huy động chất xám, kỹ năng, khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam thì có thể sử dụng các cơ chế khác như hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chuyển giao công nghệ hoặc dưới hình thức hợp đồng… theo quy định hiện hành của pháp luật.