Định giá quá đà hay khơi trúng “mạch” thị trường?
Xu hướng các quỹ ngoại đầu tư vào giáo dục Việt Nam rộ lên trong khoảng gần 10 năm trở lại đây với hai hướng đi rõ rệt: đầu tư vào các công ty lớn đã có thương hiệu hoặc đầu tư vào các startup giáo dục...
Tập đoàn giáo dục EQuest Group vừa nhận khoản vốn đầu tư kỷ lục 100 triệu USD từ Công ty đầu tư hàng đầu thế giới KKR. Trước đó, cuối năm 2018, đơn vị đào tạo trực tuyến Topica Edtech Group thuộc Topica Group đã công bố nhận được khoản đầu tư Series D trị giá 50 triệu USD từ Quỹ đầu tư Northstar Group, mở đầu cho trào lưu đầu tư quốc tế vào thị trường giáo dục Việt Nam.
Hai thương vụ “đình đám” này khiến một số chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi: Liệu định giá doanh nghiệp giáo dục trong nước có bị “lạm phát” hay thương vụ tiêu biểu này là tín hiệu đáng mừng về tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp và thị trường giáo dục Việt Nam?
CÚ GHI BÀN NGOẠN MỤC CỦA EQuest
Vào buổi trưa thứ 7 tháng 9/2020 đầy nắng, một chiếc xe hơi cũ nhãn hiệu Mitsubishi đỗ xịch trước cửa tòa nhà văn phòng Minh Phú tại 21 Lê Quý Đôn, phường 6, quận 3, Tp.HCM. Một người đàn ông nhỏ con trong trang phục “casual” quần short, áo thun cộc tay đội mũ rộng vành bước xuống rồi nhanh chóng đi lên tầng 6 nơi đặt trụ sở của Trung tâm quốc tế Broward College tại Việt Nam.
Người đàn ông này là TS. Nguyễn Quốc Toàn, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn giáo dục EQuest. Đây là một trong 10 phân hiệu quốc tế chính thức của Đại học công lập Broward (Mỹ) trên thế giới và là phân hiệu duy nhất tại Việt Nam, tọa lạc tại Tp.HCM. Trung tâm này được mở rộng năm 2009 với sự đồng nhất về chương trình học, chất lượng giảng dạy và các vấn đề học thuật khác, cho phép sinh viên Việt Nam được chuẩn bị kỹ về khả năng tiếng Anh, phương pháp học trong môi trường du học cũng như các kỹ năng mềm trong hai năm đầu đại học.
Sau hai năm học tại đây, sinh viên được cấp bằng Associate để chuyển tiếp sang Đại học Broward tại Mỹ hoặc các trường khác trên nước Mỹ với chính sách ưu tiên nhập học và học phí để tiếp tục chương trình hai năm sau đại học. “Kiến trúc sư trưởng” mang chương trình đào tạo đại học ưu việt, linh hoạt và có chi phí phải chăng này từ Mỹ về Việt Nam là TS. Nguyễn Quốc Toàn. Ông Toàn còn nổi tiếng với khả năng đàm phán xuất sắc trong các thương vụ M&A, nổi bật là việc thuyết phục KKR rót vốn vào EQuest. KKR hiện nay là quỹ đầu tư lớn thứ 3 thế giới, đang quản lý tổng tài sản trị giá 376 tỷ USD trên toàn cầu. Đây là khoản đầu tư thứ 4 trên thế giới vào lĩnh vực phát triển giáo dục và lực lượng lao động dựa trên định hướng hỗ trợ quá trình “học tập suốt đời” của Quỹ KKR Global Impact.
Sau Vinhomes và Masan MEATLife, đây là doanh nghiệp Việt Nam thứ ba mà KKR đầu tư và là doanh nghiệp giáo dục đầu tiên được quỹ đầu tư này rót vốn. Theo ông Ashish Shastry, đồng Tổng giám đốc Quỹ đầu tư tư nhân ở châu Á (Asia Private Equity) và là lãnh đạo bộ phận đầu tư khu vực Đông Nam Á của KKR, chiến lược chủ chốt của KKR tại châu Á là đầu tư vào Việt Nam và hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp cùng các ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. “Với vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới của Việt Nam, khả năng tiếp cận các giải pháp giáo dục chất lượng cao với chi phí hợp lý là nhân tố rất quan trọng để đạt được các mục tiêu quốc gia”, ông Ashish Shastry nhận định.
Sau Vinhomes và Masan MEATLife, EQuest là doanh nghiệp Việt Nam thứ ba mà KKR đầu tư và là doanh nghiệp giáo dục đầu tiên được quỹ đầu tư này rót vốn.
TS. Đàm Quang Minh, nguyên Hiệu trưởng Đại học FPT và Đại học Phú Xuân (Huế), hiện nay là Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Dự án Phát triển giáo dục phổ thông toàn quốc của EQuest Group, nhấn mạnh đây là cột mốc lịch sử của doanh nghiệp giáo dục Việt Nam bởi việc một quỹ đầu tư hàng đầu thế giới đầu tư một khoản vốn lớn 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng) vào một tập đoàn giáo dục trong nước là việc “xưa nay chưa hề có”. EQuest Group tiền thân là EQuest Academy - một đơn vị có́ tiế́ng về đào tạo và tư vấn du học học bổng Mỹ, có mặt trên thị trường từ̀ nhữ̃ng năm 2000. Khi thị trườ̀ng khu vực phí́a Bắ́c cò̀n khá́ lạ lẫm vớ́i dịch vụ tư vấn du học học bổng thì̀ EQuest đã tiên phong trong việc đưa dịch vụ này trở thà̀nh một lĩnh vực chuyên nghiệp.
Năm 2007, EQuest Academy sáng lập IvyPrep Education. Với tiêu chí́ không chạy đua số lượng học viên mà̀ chú́ trọng vào chấ́t lượng giảng dạy, chỉ vớ́i hai cơ sở tại Hà̀ Nội và̀ Tp.HCM, IvyPrep đã thu được những thành tựu đáng kể: 100% cựu học viên IvyPrep du học thành công và đạt được các suất học bổng giá trị tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ. Năm 2017, khi nhận thấ́y thị trường đà̀o tạo tiếng Anh thông dụng không còn chỗ̃ đứng do chất lượng đà̀o tạo tiế́ng Anh tại cá́c trường ngày các tốt lên, ba thương hiệu IvyPrep, Học viện Anh ngữ EQuest và̀ Anh ngữ Việt Mỹ VATC (đều thuộc sở hữu của EQuest Group) đã sáp nhập và̀ trở thành thương hiệu chung IvyPrep Education.
Ngoài dòng vốn lớn, KKR sẽ hỗ trợ gì EQuest? KKR sẽ hỗ trợ về kinh nghiệm quản trị, đưa những nhân sự mới đẳng cấp thế giới, đã kinh qua những vị trí lãnh đạo tại các công ty giáo dục và công nghệ hàng đầu tại các thị trường phát triển nhanh như Hoa Kỳ và Trung Quốc về EQuest để tham gia điều hành hoạt động.
LỌT VÀO "MẮT XANH" CÁC TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ
Theo một khảo sát của hãng Taylor Nelson, 47% chi tiêu của người dân Việt Nam được dành cho giáo dục. Truyền thống hiếu học và tư duy “tất cả vì tương lai con em chúng ta” của người Việt Nam khiến người dân không tiếc tiền đầu tư cho việc học hành của con cái. Hơn nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 50% tổng dân số nằm trong độ tuổi 15-64, do vậy thị trường 100 triệu dân trở thành thỏi nam châm thu hút các tập đoàn đầu tư nước ngoài.
Xu hướng các quỹ ngoại đầu tư vào giáo dục Việt Nam rộ lên trong khoảng gần 10 năm trở lại đây với hai hướng đi rõ rệt: đầu tư vào các công ty lớn đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường tiêu biểu như EQuest Group, Topica Group, ILA, VUS. Xu hướng thứ hai là đầu tư vào các startup giáo dục như Apax English (thuộc EGroup), Elsa, Monkey Junior...
EQuest sẽ làm gì tiếp theo sau khi bắt tay với KKR Global Impact? “Chúng tôi sẽ phát triển bằng M&A với tinh thần “partnership”, tạo ra những thương vụ “win-win” cho cả cổ đông sáng lập của các trường phổ thông lẫn EQuest”, TS. Nguyễn Quốc Toàn cho biết. Theo TS. Phạm Hiệp, chuyên gia giáo dục, EQuest có những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy KKR Global Impact quyết định rót vốn. Đây có thể xem là hình mẫu thành công trong việc hút vốn đầu tư nước ngoài với giá trị lớn để các công ty giáo dục trong nước tham khảo.
Đầu tiên phải kể đến sứ mệnh và tầm nhìn của EQuest. Doanh nghiệp phải hướng đến giải quyết những vấn đề của xã hội, tạo giá trị cho nhiều bên cùng tham gia và hưởng lợi. Trong trường hợp của EQuest là chương trình quốc tế được kiểm định với chi phí hợp lý; học tiếng Anh đối với học sinh các trường công lập (vốn thiếu giáo viên, chương trình cũ - học sinh không hào hứng học, một số trường mời giáo viên nước ngoài nên chi phí đắt đỏ - chỉ một số nhỏ gia đình có điều kiện mới theo nổi).
Tiếp theo là nói thật và làm thật. Một căn bệnh nan y của các start-up Việt Nam là hay ảo tưởng và quá mơ mộng. Còn trên thực tế, nhà đầu tư lại đặt câu hỏi: “Anh có ý tưởng hay rồi, OK! Nhưng đầu tư thế nào, giải quyết bài toán tăng trưởng nhanh ra sao? Doanh thu đâu, lợi nhuận đâu? Anh phải giải được các phép tính hóc búa này thì nhà đầu tư mới gật đầu”, một nguồn tin từ EQuest chia sẻ.
Với độ lớn của thị trường giáo dục Việt Nam, có thể tạm lấy phép tính sau đây để dễ hình dung về quy mô miếng bánh béo bở này. Một người Việt sẽ chi tiêu khoảng 100 USD trong một năm cho việc học tập, nhân với 20 triệu người trong độ tuổi từ 6-22. Giả định mỗi năm Việt Nam sẽ có thêm một triệu dân, như vậy sẽ có 2 tỷ USD tổng quy mô của toàn thị trường. Thương vụ M&A 100 triệu USD giữa KKR và EQuest là tín hiệu tốt về tiềm năng tăng trưởng của thị trường giáo dục Việt Nam.
EQuest Group đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 1,5 triệu người sử dụng giải pháp công nghệ giáo dục; 25.000 sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp; 30.000 học sinh khối giáo dục phổ thông; 6.000 học viên tại hệ thống IvyPrep Education/ Ivy Global School.