Các dự án quan trọng quốc gia đều tăng tổng đầu tư
Quốc hội nghe báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết về các dự án quan trọng quốc gia
Sáng 6/11, Quốc hội đã nghe báo cáo tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, bao gồm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Thủy điện Sơn La, đường Hồ Chí Minh và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Điểm chung của hầu hết các dự án này là đều cần tăng tổng mức đầu tư so với dự kiến.
Chậm tiến độ
Theo báo cáo của Chính phủ, các gói thầu của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã cơ bản hoàn thành, nhà máy đã chuyển sang vận hành chạy thử.
Tuy nhiên, do trục trặc kỹ thuật nên tiến độ bàn giao nhà máy sẽ chậm hơn so với kế hoạch. Chậm nhất đầu tháng 1/2011 sẽ bàn giao, sẽ cố gắng bàn giao trong tháng 12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết.
Qua thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy lọc dầu dể phục vụ cho việc chu ẩn bị xây dựng hai nhà máy khác ở Thanh Hóa và Vũng Tàu.
Đường Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch, Chính phủ cho biết.
Với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tiến độ trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất và tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm. Đến tháng 8/2009, cả nước đã cấp được 1.037 nghìn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 8.422 triệu ha bằng 69,2% diện tích cần giao.
Riêng dự án thủy điện Sơn La sẽ đảm bảo tiến độ tích nước vào tháng 6/2010, phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2010, hoàn thành công trình vào năm 2012.
Tăng đầu tư
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là hơn 3 tỉ USD (3.053.556.339 USD), tăng hơn 550 triệu USD (552.556.339 USD) so với dự kiến.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng mức đầu tư của dự án được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết là do biến động tỷ giá tiền tệ, biến động giá nguyên vật liệu, nhất là trong giai đoạn cao điểm triển khai dự án vào cuối năm 2007 và năm 2008.
Phần vốn hơn 550 triệu USD tăng thêm sẽ lấy từ tiền lãi bán dầu nước chủ nhà được để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ trưởng báo cáo.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội đề nghị Chính phủ có tờ trình chính thức báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp này về phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; báo cáo các phương án trả nợ vốn vay cũng như hiệu quả kinh tế của dự án.
So với dự toán ban đầu trình Quốc hội khóa 11 tại kỳ họp thứ 2 (năm 2002) thì tổng dự toán của dự án Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 14.000 tỷ đồng (39%). Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị Chính phủ báo cáo về vấn đề này để Quốc hội xem xét, quyết định.
Cơ quan thẩm tra cũng cho biết, dự án đường Hồ Chí Minh đã vượt 3.148 tỷ đồng so với dự tính, nâng tổng mức đầu tư lên 44.168 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí xây dựng 436 km đi trùng đã và đang được đầu tư bằng dự án khác).
Với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chính phủ cũng đề nghị cho phép chủ động điều chỉnh tổng mức đầu tư cho dự án, có tính đến biến động trượt giá.
Điểm chung của hầu hết các dự án này là đều cần tăng tổng mức đầu tư so với dự kiến.
Chậm tiến độ
Theo báo cáo của Chính phủ, các gói thầu của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã cơ bản hoàn thành, nhà máy đã chuyển sang vận hành chạy thử.
Tuy nhiên, do trục trặc kỹ thuật nên tiến độ bàn giao nhà máy sẽ chậm hơn so với kế hoạch. Chậm nhất đầu tháng 1/2011 sẽ bàn giao, sẽ cố gắng bàn giao trong tháng 12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết.
Qua thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy lọc dầu dể phục vụ cho việc chu ẩn bị xây dựng hai nhà máy khác ở Thanh Hóa và Vũng Tàu.
Đường Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch, Chính phủ cho biết.
Với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tiến độ trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất và tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm. Đến tháng 8/2009, cả nước đã cấp được 1.037 nghìn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 8.422 triệu ha bằng 69,2% diện tích cần giao.
Riêng dự án thủy điện Sơn La sẽ đảm bảo tiến độ tích nước vào tháng 6/2010, phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2010, hoàn thành công trình vào năm 2012.
Tăng đầu tư
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là hơn 3 tỉ USD (3.053.556.339 USD), tăng hơn 550 triệu USD (552.556.339 USD) so với dự kiến.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng mức đầu tư của dự án được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết là do biến động tỷ giá tiền tệ, biến động giá nguyên vật liệu, nhất là trong giai đoạn cao điểm triển khai dự án vào cuối năm 2007 và năm 2008.
Phần vốn hơn 550 triệu USD tăng thêm sẽ lấy từ tiền lãi bán dầu nước chủ nhà được để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ trưởng báo cáo.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội đề nghị Chính phủ có tờ trình chính thức báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp này về phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; báo cáo các phương án trả nợ vốn vay cũng như hiệu quả kinh tế của dự án.
So với dự toán ban đầu trình Quốc hội khóa 11 tại kỳ họp thứ 2 (năm 2002) thì tổng dự toán của dự án Thủy điện Sơn La đã tăng khoảng 14.000 tỷ đồng (39%). Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị Chính phủ báo cáo về vấn đề này để Quốc hội xem xét, quyết định.
Cơ quan thẩm tra cũng cho biết, dự án đường Hồ Chí Minh đã vượt 3.148 tỷ đồng so với dự tính, nâng tổng mức đầu tư lên 44.168 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí xây dựng 436 km đi trùng đã và đang được đầu tư bằng dự án khác).
Với dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chính phủ cũng đề nghị cho phép chủ động điều chỉnh tổng mức đầu tư cho dự án, có tính đến biến động trượt giá.