Hà Nội: Giá rau “hạ nhiệt”, thực phẩm vẫn cao
Thời tiết ấm áp, tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng đã khiến giá bán của mặt hàng rau xanh hạ nhiệt
Thời tiết ấm áp, tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng đã khiến giá bán của mặt hàng rau xanh hạ nhiệt, song đối với thực phẩm, mức giá nhìn chung vẫn khá cao.
Theo khảo sát của VnEconomy, cách đây khoảng một tuần, khi thời tiết vẫn còn mưa và lạnh, giá các loại thực phẩm, rau củ tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Cổ Nhuế, Đông Lâm, Nghĩa Tân… vẫn duy trì ở mức cao.
Mặt hàng rau củ, giá tuy có giảm so với thời gian sau Tết Nguyên đán, nhưng bắp cải vẫn được bán với giá 6.000-7.000 đồng/kg, cải thảo 9.000-10.000 đồng/kg, su hào 3.000- 4.000 đồng/củ, rau muống 4.000-5.000 đồng/bó, các loại đỗ dao động từ 13.000 -15.000 đồng/kg, súp lơ xanh 7.000-8.000 đồng/chiếc….
Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá bán của các loại rau củ đã giảm đáng kể, như bắp cải chỉ còn 4.000 đồng/kg, cải thảo 6.000-8.000 đồng/kg, su hào 2.500 đồng/kg, rau muống 3.000 đồng/bó…
Giải thích về việc giá rau củ giảm mạnh, chị Liên, một tiểu thương tại chợ Đông Lâm, nhìn nhận do thời tiết ấm lên, rau củ phát triển nhanh hơn nên giá rẻ hơn. Thời gian tới, nếu tiết trời vẫn ấm áp, giá rau sẽ còn tiếp tục hạ, tiểu thương này nói.
Song đối với mặt hàng thực phẩm, thịt gà công nghiệp làm sẵn tuy có giảm 5.000 đồng/kg xuống còn 65.000 đồng/kg, nhưng thịt lợn và cá các loại hầu như giá vẫn không thay đổi.
Trao đổi với VnEconomy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cũng cho rằng thực tế hiện nay trên thị trường chỉ có mặt hàng rau củ là giảm, còn các loại thực phẩm khác vẫn có xu hướng đứng giá. Riêng đối với thịt lợn - hiện chiếm tới 70% nhu cầu về thịt của người dân - lại có xu hướng tăng, do nguồn cung hiện nay đang có dấu hiệu thiếu hụt.
Về rau xanh, ông Phú cho rằng đây là hàng hoá có tính thời vụ nên giá bán ngoài yếu tố tâm lý, vẫn phụ thuộc chính vào yếu tố cung cầu. Khi nguồn cung quá dồi dào giá bán buộc phải giảm là điều dễ hiểu. Nhưng có điều đáng nói là khâu phân phối hiện nay vẫn chưa được tổ chức tốt, nên khi đến tay người tiêu dùng, hàng hóa đã phải trải qua khá nhiều trung gian, giá bán vì thế cũng bị đẩy lên khá nhiều. Điều này khiến cả người sản xuất và tiêu dùng đều thiệt thòi.
Theo ông Nguyễn Đức Đán, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, dịch bệnh tai xanh xảy ra trên diện rộng trước Tết Nguyên đán đã làm cho số lượng lớn heo nái phải tiêu hủy nhiều, khiến lượng con giống cung cấp cho thị trường bị giảm mạnh. Nguyên nhân này đã làm cho giá bán lợn hơi cũng đã tăng thêm 5.000 đồng/kg lên mức 52.000-53.000 đồng/kg so với hồi trong Tết.
Theo khảo sát của VnEconomy, cách đây khoảng một tuần, khi thời tiết vẫn còn mưa và lạnh, giá các loại thực phẩm, rau củ tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Cổ Nhuế, Đông Lâm, Nghĩa Tân… vẫn duy trì ở mức cao.
Mặt hàng rau củ, giá tuy có giảm so với thời gian sau Tết Nguyên đán, nhưng bắp cải vẫn được bán với giá 6.000-7.000 đồng/kg, cải thảo 9.000-10.000 đồng/kg, su hào 3.000- 4.000 đồng/củ, rau muống 4.000-5.000 đồng/bó, các loại đỗ dao động từ 13.000 -15.000 đồng/kg, súp lơ xanh 7.000-8.000 đồng/chiếc….
Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá bán của các loại rau củ đã giảm đáng kể, như bắp cải chỉ còn 4.000 đồng/kg, cải thảo 6.000-8.000 đồng/kg, su hào 2.500 đồng/kg, rau muống 3.000 đồng/bó…
Giải thích về việc giá rau củ giảm mạnh, chị Liên, một tiểu thương tại chợ Đông Lâm, nhìn nhận do thời tiết ấm lên, rau củ phát triển nhanh hơn nên giá rẻ hơn. Thời gian tới, nếu tiết trời vẫn ấm áp, giá rau sẽ còn tiếp tục hạ, tiểu thương này nói.
Song đối với mặt hàng thực phẩm, thịt gà công nghiệp làm sẵn tuy có giảm 5.000 đồng/kg xuống còn 65.000 đồng/kg, nhưng thịt lợn và cá các loại hầu như giá vẫn không thay đổi.
Trao đổi với VnEconomy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cũng cho rằng thực tế hiện nay trên thị trường chỉ có mặt hàng rau củ là giảm, còn các loại thực phẩm khác vẫn có xu hướng đứng giá. Riêng đối với thịt lợn - hiện chiếm tới 70% nhu cầu về thịt của người dân - lại có xu hướng tăng, do nguồn cung hiện nay đang có dấu hiệu thiếu hụt.
Về rau xanh, ông Phú cho rằng đây là hàng hoá có tính thời vụ nên giá bán ngoài yếu tố tâm lý, vẫn phụ thuộc chính vào yếu tố cung cầu. Khi nguồn cung quá dồi dào giá bán buộc phải giảm là điều dễ hiểu. Nhưng có điều đáng nói là khâu phân phối hiện nay vẫn chưa được tổ chức tốt, nên khi đến tay người tiêu dùng, hàng hóa đã phải trải qua khá nhiều trung gian, giá bán vì thế cũng bị đẩy lên khá nhiều. Điều này khiến cả người sản xuất và tiêu dùng đều thiệt thòi.
Theo ông Nguyễn Đức Đán, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, dịch bệnh tai xanh xảy ra trên diện rộng trước Tết Nguyên đán đã làm cho số lượng lớn heo nái phải tiêu hủy nhiều, khiến lượng con giống cung cấp cho thị trường bị giảm mạnh. Nguyên nhân này đã làm cho giá bán lợn hơi cũng đã tăng thêm 5.000 đồng/kg lên mức 52.000-53.000 đồng/kg so với hồi trong Tết.