Được giá, thực phẩm sẽ dồi dào
Giá thực phẩm, rau, củ, quả trên thị trường gần đây tăng mạnh đã tạo điều kiện cho người sản xuất đẩy mạnh việc nuôi trồng
Dịch bệnh được kiểm soát, thời tiết không có những diễn biến bất thường, cộng thêm với mức giá trên thị trường đang khuyến khích người sản xuất như hiện nay sẽ giúp sản lượng thịt cũng như rau, củ, quả sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng với nhu cầu của thị trường vào dịp Tết sắp tới.
Mặc dù, theo dự báo sức mua của người dân sẽ tăng thêm khoảng 20% vào dịp cuối năm đối với các mặt hàng thực phẩm, nhưng Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) ông Hoàng Kim Giao cho rằng, ngành chăn nuôi hoàn toàn tự tin có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát như hiện nay.
Ông Giao dẫn chứng từ cách đây 1-2 tháng khi dịch heo tai xanh, cúm gia cầm lắng dịu tại các địa phương, nhiều hộ chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi trang trại lớn đã tái đàn. Trong khi chỉ cần 1,5-2 tháng đã có một lứa gia cầm, 3 tháng đã có một lứa lợn xuất chuồng.
Cũng theo ông Giao tại thị trường trong nước, gần đây do giá thực phẩm như thịt lợn các loại đã tăng khoảng 20.000 đồng/kg, cụ thể thịt lợn thăn giá là 90.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 75.000 đồng/kg; thịt bò từ 130.000- 170.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp giá 65.000 đồng/kg… đã khuyến khích người sản xuất tiếp tục đầu tư.
Trong khi đó, tỷ giá giữa VND và USD liên tục tăng cao lại làm cho việc nhập khẩu thực phẩm kém hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp.
Số liệu từ Cục này cho thấy, hai tháng trở lại đây lượng thịt (gà, lợn, bò) nhập khẩu đã giảm từ 15-17% so với những tháng trước đó (lượng thịt nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm là khoảng 70.000 tấn, tương đương mỗi tháng nhập khẩu từ 6.000- 8.000 tấn).
Nguyên nhân chính là do mấy tháng trước đây vào thời kỳ dịch bệnh xảy ra, thực phẩm khan hiếm do bị hạn chế lưu thông. Thêm vào đó, trước tình hình dịch bệnh một số người tiêu dùng đã quyết định lựa chọn sản phẩm nhập khẩu vì cho là an toàn hơn.
Theo ông Giao, việc mỗi tháng các doanh nghiệp nhập khẩu từ 6.000- 8.000 tấn thịt các loại không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất trong nước. Hơn nữa, lượng thịt nhập về ngoài thịt bò có chất lượng cao, còn lại thịt lợn thì đa phần là thịt vụn, chân, tai, phủ tạng. Tương tự, đối với gà thì sản phẩm nhập về đa phần là chân, đùi, phủ tạng…
Tuy nhiên, ông Giao vẫn lưu ý các địa phương cần phải đặc biệt chú trọng tới việc điều phối hàng hoá để không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng cục bộ khiến giá bán bị đẩy lên.
Đối với mặt hàng rau, củ, quả ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng thời tiết hiện nay đang khá phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của các loại rau, củ, quả vụ Đông. Do đó, lượng rau củ cung ứng ra thị trường thời gian tới sẽ khá dồi dào.
Nhưng nếu có những đợt giá rét dài ngày, sự phát triển của các loại rau củ này bị ảnh hưởng thì giá bán có thể tăng lên. Song “Việc tăng giá cũng là để động viên cho người trồng trọt vì nếu cả một gánh rau mà không được vài bát phở, nông dân cũng rất khó có thể yên tâm với việc sản xuất”, ông Ngọc nói.
Mặc dù, theo dự báo sức mua của người dân sẽ tăng thêm khoảng 20% vào dịp cuối năm đối với các mặt hàng thực phẩm, nhưng Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) ông Hoàng Kim Giao cho rằng, ngành chăn nuôi hoàn toàn tự tin có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát như hiện nay.
Ông Giao dẫn chứng từ cách đây 1-2 tháng khi dịch heo tai xanh, cúm gia cầm lắng dịu tại các địa phương, nhiều hộ chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi trang trại lớn đã tái đàn. Trong khi chỉ cần 1,5-2 tháng đã có một lứa gia cầm, 3 tháng đã có một lứa lợn xuất chuồng.
Cũng theo ông Giao tại thị trường trong nước, gần đây do giá thực phẩm như thịt lợn các loại đã tăng khoảng 20.000 đồng/kg, cụ thể thịt lợn thăn giá là 90.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 75.000 đồng/kg; thịt bò từ 130.000- 170.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp giá 65.000 đồng/kg… đã khuyến khích người sản xuất tiếp tục đầu tư.
Trong khi đó, tỷ giá giữa VND và USD liên tục tăng cao lại làm cho việc nhập khẩu thực phẩm kém hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp.
Số liệu từ Cục này cho thấy, hai tháng trở lại đây lượng thịt (gà, lợn, bò) nhập khẩu đã giảm từ 15-17% so với những tháng trước đó (lượng thịt nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm là khoảng 70.000 tấn, tương đương mỗi tháng nhập khẩu từ 6.000- 8.000 tấn).
Nguyên nhân chính là do mấy tháng trước đây vào thời kỳ dịch bệnh xảy ra, thực phẩm khan hiếm do bị hạn chế lưu thông. Thêm vào đó, trước tình hình dịch bệnh một số người tiêu dùng đã quyết định lựa chọn sản phẩm nhập khẩu vì cho là an toàn hơn.
Theo ông Giao, việc mỗi tháng các doanh nghiệp nhập khẩu từ 6.000- 8.000 tấn thịt các loại không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất trong nước. Hơn nữa, lượng thịt nhập về ngoài thịt bò có chất lượng cao, còn lại thịt lợn thì đa phần là thịt vụn, chân, tai, phủ tạng. Tương tự, đối với gà thì sản phẩm nhập về đa phần là chân, đùi, phủ tạng…
Tuy nhiên, ông Giao vẫn lưu ý các địa phương cần phải đặc biệt chú trọng tới việc điều phối hàng hoá để không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng cục bộ khiến giá bán bị đẩy lên.
Đối với mặt hàng rau, củ, quả ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng thời tiết hiện nay đang khá phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của các loại rau, củ, quả vụ Đông. Do đó, lượng rau củ cung ứng ra thị trường thời gian tới sẽ khá dồi dào.
Nhưng nếu có những đợt giá rét dài ngày, sự phát triển của các loại rau củ này bị ảnh hưởng thì giá bán có thể tăng lên. Song “Việc tăng giá cũng là để động viên cho người trồng trọt vì nếu cả một gánh rau mà không được vài bát phở, nông dân cũng rất khó có thể yên tâm với việc sản xuất”, ông Ngọc nói.