Rẻ như... rau
Sau đợt giảm giá mạnh vào tháng 12/2008, thời điểm này, hầu hết các loại rau, củ lại tiếp tục đợt giảm giá mới
Sau đợt giảm giá mạnh vào tháng 12/2008, thời điểm này, hầu hết các loại rau, củ lại tiếp tục đợt giảm giá mới.
Ông Đặng Thế Tân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết trong đợt mưa ngập hồi tháng 11/2008, hầu như toàn diện tích đất trồng hoa của xã bị ngập sâu. Tranh thủ thời gian, cả làng ai cũng gieo ngay những loại rau ngắn ngày hy vọng vớt vát được phần nào.
Người dân ở các khu vực lân cận Hà Nội cũng làm tương tự, nên đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu vào đầu tháng 12/2008, khiến giá bán rau không đủ bù công chăm sóc. Nhiều hộ đã phải nhổ bỏ rau để lấy đất tiếp tục canh tác các cây trồng khác.
Tuy nhiên, tình hình này hiện lại đang tiếp diễn.
“Hàng năm, ra Tết giá các mặt hàng sinh hoạt trong đó có rau xanh thường tăng tương đối mạnh. Vì vậy, các hộ trồng rau đã bán hết vào dịp Tết đều tiếp tục trồng để thu hoạch vào thời điểm này. Nhưng ai cũng trồng, trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá hạ là điều dễ hiểu”, ông Tân nói.
Tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), một tuần trở lại đây, giá các loại rau củ đều giảm mạnh. Không chỉ các loại rau ngắn ngày, mà các loại rau củ có thời gian canh tác tương đối dài như su hào, cà rốt, cà chua... giá hiện cũng đã giảm từ 30 - 70% so với thời điểm vừa ra Tết.
Chợ đã vãn, ngồi bần thần bên đống su hào vẫn còn ngồn ngộn, chị Mai - một người trồng rau tại Mê Linh (Hà Nội) - cho biết để thu hoạch được một lứa su hào phải mất khoảng 3 tháng. Tiền hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác mỗi sào xu hào đầu tư cũng lên tới 600.000 - 700.000 đồng. Nhưng với giá bán như hiện nay, người trồng rau hầu như không lãi.
Nhưng so với những người trồng rau ngắn ngày khác, chị vẫn còn có may mắn là su hào còn có thể bảo quản sau thu hoạch tới chục ngày và thời gian thu cũng có thể kéo dài thêm. “Các loại rau chủ yếu ăn lá như cải cúc, cải chít... tới kỳ thu hoạch, giá có rẻ nếu không bán tống bán tháo cũng chỉ có nước bỏ đi”, một người bán rau cho biết.
Trái hẳn với tâm trạng buồn bã của người trồng rau, khi giá rau rẻ, tiểu thương lại là những người "phấn khởi" nhất.
“So với sau Tết, giá rau hiện nay là quá rẻ, người mua cũng chẳng mặc cả lên xuống nhiều, nói giá bao nhiêu là bán bấy nhiêu”, một tiểu thương tại chợ Xanh (Cầu Giấy) cho hay.
Song theo dự báo của các chủ buôn tại chợ Dịch Vọng, chỉ tuần tới khi một số loại rau hết vụ, giá rau sẽ không còn “èo uột” như thế này.
Ông Đặng Thế Tân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết trong đợt mưa ngập hồi tháng 11/2008, hầu như toàn diện tích đất trồng hoa của xã bị ngập sâu. Tranh thủ thời gian, cả làng ai cũng gieo ngay những loại rau ngắn ngày hy vọng vớt vát được phần nào.
Người dân ở các khu vực lân cận Hà Nội cũng làm tương tự, nên đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu vào đầu tháng 12/2008, khiến giá bán rau không đủ bù công chăm sóc. Nhiều hộ đã phải nhổ bỏ rau để lấy đất tiếp tục canh tác các cây trồng khác.
Tuy nhiên, tình hình này hiện lại đang tiếp diễn.
“Hàng năm, ra Tết giá các mặt hàng sinh hoạt trong đó có rau xanh thường tăng tương đối mạnh. Vì vậy, các hộ trồng rau đã bán hết vào dịp Tết đều tiếp tục trồng để thu hoạch vào thời điểm này. Nhưng ai cũng trồng, trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá hạ là điều dễ hiểu”, ông Tân nói.
Tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), một tuần trở lại đây, giá các loại rau củ đều giảm mạnh. Không chỉ các loại rau ngắn ngày, mà các loại rau củ có thời gian canh tác tương đối dài như su hào, cà rốt, cà chua... giá hiện cũng đã giảm từ 30 - 70% so với thời điểm vừa ra Tết.
Chợ đã vãn, ngồi bần thần bên đống su hào vẫn còn ngồn ngộn, chị Mai - một người trồng rau tại Mê Linh (Hà Nội) - cho biết để thu hoạch được một lứa su hào phải mất khoảng 3 tháng. Tiền hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác mỗi sào xu hào đầu tư cũng lên tới 600.000 - 700.000 đồng. Nhưng với giá bán như hiện nay, người trồng rau hầu như không lãi.
Nhưng so với những người trồng rau ngắn ngày khác, chị vẫn còn có may mắn là su hào còn có thể bảo quản sau thu hoạch tới chục ngày và thời gian thu cũng có thể kéo dài thêm. “Các loại rau chủ yếu ăn lá như cải cúc, cải chít... tới kỳ thu hoạch, giá có rẻ nếu không bán tống bán tháo cũng chỉ có nước bỏ đi”, một người bán rau cho biết.
Trái hẳn với tâm trạng buồn bã của người trồng rau, khi giá rau rẻ, tiểu thương lại là những người "phấn khởi" nhất.
“So với sau Tết, giá rau hiện nay là quá rẻ, người mua cũng chẳng mặc cả lên xuống nhiều, nói giá bao nhiêu là bán bấy nhiêu”, một tiểu thương tại chợ Xanh (Cầu Giấy) cho hay.
Song theo dự báo của các chủ buôn tại chợ Dịch Vọng, chỉ tuần tới khi một số loại rau hết vụ, giá rau sẽ không còn “èo uột” như thế này.