Không được lấy đất lúa làm sân golf
Đất trồng lúa, đất màu, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.... không được dùng cho việc phát triển sân golf
Đất trồng lúa, đất màu, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.... không được dùng cho việc phát triển sân golf. Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 nêu rõ.
Theo đánh giá của Chính phủ, trong quá trình phát triển nền kinh tế, việc đầu tư, xây dựng các sân golf, khu sinh thái nghỉ dưỡng,... phục vụ nhu cầu của con người là điều cần thiết, đồng thời cũng đem lại ý nghĩa tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội như: thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế...
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình cấp phép đầu tư sân golf ở các địa phương đã phát triển quá mức cần thiết, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của nhiều hộ nông dân cũng như tạo tâm lý bất bình trong dư luận.
Vì vậy, với mục tiêu phát huy vai trò tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của các sân golf, Chính phủ chỉ đạo cần thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống sân golf theo hướng hình thành hệ thống phân bố hợp lý trên các vùng, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, thúc đẩy phát triển du lịch, thể thao, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, Chính phủ quyết định, từ nay trở đi, các dự án sân golf sẽ không được hỗ trợ tài chính từ ngân sách và tuyệt đối phải bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường. Quy trình cấp phép xây dựng dự án sân golf phải được tuân thủ nghiêm ngặt, có sự giám sát chặt chẽ.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch phát triển sân golf đến năm 2020, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo thống kê, hiện cả nước có 166 dự án xây dựng sân golf do các địa phương phê duyệt, trong đó có khoảng 60 sân golf đã đi vào hoạt động và đang xây dựng. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ cắt giảm 51 dự án, giữ lại 115 dự án.
Riêng thành phố Hà Nội vừa qua cũng đã đề xuất Chính phủ không cho tiếp tục triển khai 11 dự án sân golf trên địa bàn, đồng thời kiên quyết dừng các dự án dự định sử dụng đất trồng lúa, nhất là ở những vùng đông dân cư, khó giải quyết việc làm đối với các hộ dân bị thu hồi đất, những vị trí nhạy cảm về chính trị, xã hội, văn hóa, tâm linh…
Theo đánh giá của Chính phủ, trong quá trình phát triển nền kinh tế, việc đầu tư, xây dựng các sân golf, khu sinh thái nghỉ dưỡng,... phục vụ nhu cầu của con người là điều cần thiết, đồng thời cũng đem lại ý nghĩa tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội như: thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế...
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình cấp phép đầu tư sân golf ở các địa phương đã phát triển quá mức cần thiết, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của nhiều hộ nông dân cũng như tạo tâm lý bất bình trong dư luận.
Vì vậy, với mục tiêu phát huy vai trò tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của các sân golf, Chính phủ chỉ đạo cần thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống sân golf theo hướng hình thành hệ thống phân bố hợp lý trên các vùng, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, thúc đẩy phát triển du lịch, thể thao, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt, Chính phủ quyết định, từ nay trở đi, các dự án sân golf sẽ không được hỗ trợ tài chính từ ngân sách và tuyệt đối phải bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường. Quy trình cấp phép xây dựng dự án sân golf phải được tuân thủ nghiêm ngặt, có sự giám sát chặt chẽ.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch phát triển sân golf đến năm 2020, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo thống kê, hiện cả nước có 166 dự án xây dựng sân golf do các địa phương phê duyệt, trong đó có khoảng 60 sân golf đã đi vào hoạt động và đang xây dựng. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ cắt giảm 51 dự án, giữ lại 115 dự án.
Riêng thành phố Hà Nội vừa qua cũng đã đề xuất Chính phủ không cho tiếp tục triển khai 11 dự án sân golf trên địa bàn, đồng thời kiên quyết dừng các dự án dự định sử dụng đất trồng lúa, nhất là ở những vùng đông dân cư, khó giải quyết việc làm đối với các hộ dân bị thu hồi đất, những vị trí nhạy cảm về chính trị, xã hội, văn hóa, tâm linh…