Đất đai, sân golf “vây” Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đại biểu Quốc hội lo lắng về những hệ lụy từ việc "lạm phát" sân golf hiện nay
Trong khoảng 130 phút đăng đàn trước Quốc hội ngày 12/6, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên bị “vây” bởi những chất vấn về sân golf và đất đai.
Hai lần được mời làm rõ thêm về sân golf, những thông tin mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cung cấp càng làm phiên chất vấn thêm “nóng”.
Sẽ “khai tử” 50 sân golf?
Hơn 139 dự án xây dựng sân golf với 80% diện tích đất được lấy từ đất nông nghiệp mà chỉ sử dụng 30% đất để xây dựng dân golf, còn lại để kinh doanh bất động sản là vấn đề đại biểu Nguyễn Minh Hà chất vấn Bộ trưởng Nguyên.
Theo Bộ trưởng Nguyên, vấn đề này từ kỳ trước đã có rất nhiều đại biểu chất vấn. Nhưng sân golf là do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, “tôi trả lời nếu chưa đáp ứng thì xin Bộ trưởng Phúc giúp tôi”.
Ông Nguyên cho biết từ khi phân cấp cho tỉnh thì số sân golf tăng lên rất nhanh và đa số đều có diện tích quá 100 ha, có sân rộng tới 300 ha.
Chính phủ đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển sân gôn. Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là kiên quyết giữ đất lúa hai vụ, nếu lợi dụng để kinh doanh bất động sản thì dứt khoát xử lý, thu hồi tiền đúng với giá trị của bất động sản.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc “đính chính” đến thời điểm này có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đã được cấp đất, 84 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 ha, bình quân hơn 300 ha cho 1 sân, chiếm dụng 10.500 ha đất nông nghiệp, 2.900 ha đất lúa.
Bộ đã kiến nghị giữ lại 116 sân golf, loại bỏ 50 sân và đưa ra tiêu chí không quá 100 ha/sân và tối đa chỉ được chiếm dụng 10 ha đất lúa xấu (1 vụ) và phải đảm bảo về môi trường. Nhận định đây sẽ là “một cuộc đấu tranh gay gắt”, song Bộ trưởng Phúc thể hiện thái độ kiên quyết, “bởi không có lý gì lấy đất lúa làm sân gôn”.
Đi vào cụ thể hơn, đại biểu Nguyễn Đăng Vang lo ngại về hai cơ sở nghiên cứu khoa học là Trung tâm tinh đông lạnh Môncađa và Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ở Ba Vì có liên quan đến đời sống của 4 triệu nông dân, mỗi năm làm lợi hàng trăm tỷ đồng có nguy cơ bị sân golf lấy đất. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cho cung cấp danh sách tỉnh nào có nhiều dự án sân golf nhất...
“Xin phép cho tiến hành kiểm tra”, Bộ trưởng Nguyên nói.
Bên cạnh sân golf, quản lý đất đai và việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Đất đai cũng là vấn đề nhiều đại biểu “xoay” Bộ trưởng Nguyên.
Một số đại biểu chưa hài lòng vì qua trả lời của Bộ trưởng vẫn chưa rõ bao giờ Luật Đất đai (sửa đổi) mới được trình và trách nhiệm cá nhân thế nào? Cũng như chưa thấy triển vọng giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai hiện nay, và cũng chưa thấy biện pháp bảo vệ đất lúa.
“Tôm cá đã về sông Thị Vải”
Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Đình Khanh về trách nhiệm của Bộ trong vụ Vedan, Bộ trưởng Nguyên cho biết dã kiểm điểm nghiêm túc, cá nhân Bộ trưởng đã kiểm điểm lần thứ hai. Còn thứ trưởng và khoảng 15 cán bộ đều kiểm điểm. Bản thân lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng kiểm điểm.
"Vedan đã từng bước khắc phục, tôm cá đã về sông Thị Vải", Bộ trưởng nói.
Cùng quan ngại về môi trường, đại biểu Nguyễn Thi Mai mở đầu phiên chất vấn với câu hỏi: nước thải công nghiệp khai thác bauxite sẽ đi về đâu, về lâu dài có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và đất cho vùng hạ du không?
Bộ trưởng Nguyên cho biết đối với dự án Tân Rai, đã xây dựng hồ chứa nước Cai Bản với công suất chứa 17,5 triệu mét khối, để “không chỉ giải quyết nước cho nhà máy mà đồng thời giải quyết luôn cho dân sinh khu vực xung quanh và phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp”.
Riêng với dự án Nhân Cơ “sẽ thực hiện sau theo chỉ đạo của Bộ Chính trị” song hiện nay cũng chuẩn bị một hồ chứa nước Cầu Tư có khối lượng nước chứa xấp xỉ 20 triệu mét khối.
"Chính vì vậy, việc dùng nước nhiều cho hai nhà máy về chế biến bauxite này hoàn toàn không có ảnh hưởng như đại biểu lo ngại", Bộ trưởng Nguyên khẳng định.
Hai lần được mời làm rõ thêm về sân golf, những thông tin mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cung cấp càng làm phiên chất vấn thêm “nóng”.
Sẽ “khai tử” 50 sân golf?
Hơn 139 dự án xây dựng sân golf với 80% diện tích đất được lấy từ đất nông nghiệp mà chỉ sử dụng 30% đất để xây dựng dân golf, còn lại để kinh doanh bất động sản là vấn đề đại biểu Nguyễn Minh Hà chất vấn Bộ trưởng Nguyên.
Theo Bộ trưởng Nguyên, vấn đề này từ kỳ trước đã có rất nhiều đại biểu chất vấn. Nhưng sân golf là do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, “tôi trả lời nếu chưa đáp ứng thì xin Bộ trưởng Phúc giúp tôi”.
Ông Nguyên cho biết từ khi phân cấp cho tỉnh thì số sân golf tăng lên rất nhanh và đa số đều có diện tích quá 100 ha, có sân rộng tới 300 ha.
Chính phủ đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển sân gôn. Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là kiên quyết giữ đất lúa hai vụ, nếu lợi dụng để kinh doanh bất động sản thì dứt khoát xử lý, thu hồi tiền đúng với giá trị của bất động sản.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc “đính chính” đến thời điểm này có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đã được cấp đất, 84 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 ha, bình quân hơn 300 ha cho 1 sân, chiếm dụng 10.500 ha đất nông nghiệp, 2.900 ha đất lúa.
Bộ đã kiến nghị giữ lại 116 sân golf, loại bỏ 50 sân và đưa ra tiêu chí không quá 100 ha/sân và tối đa chỉ được chiếm dụng 10 ha đất lúa xấu (1 vụ) và phải đảm bảo về môi trường. Nhận định đây sẽ là “một cuộc đấu tranh gay gắt”, song Bộ trưởng Phúc thể hiện thái độ kiên quyết, “bởi không có lý gì lấy đất lúa làm sân gôn”.
Đi vào cụ thể hơn, đại biểu Nguyễn Đăng Vang lo ngại về hai cơ sở nghiên cứu khoa học là Trung tâm tinh đông lạnh Môncađa và Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ở Ba Vì có liên quan đến đời sống của 4 triệu nông dân, mỗi năm làm lợi hàng trăm tỷ đồng có nguy cơ bị sân golf lấy đất. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cho cung cấp danh sách tỉnh nào có nhiều dự án sân golf nhất...
“Xin phép cho tiến hành kiểm tra”, Bộ trưởng Nguyên nói.
Bên cạnh sân golf, quản lý đất đai và việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Đất đai cũng là vấn đề nhiều đại biểu “xoay” Bộ trưởng Nguyên.
Một số đại biểu chưa hài lòng vì qua trả lời của Bộ trưởng vẫn chưa rõ bao giờ Luật Đất đai (sửa đổi) mới được trình và trách nhiệm cá nhân thế nào? Cũng như chưa thấy triển vọng giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai hiện nay, và cũng chưa thấy biện pháp bảo vệ đất lúa.
“Tôm cá đã về sông Thị Vải”
Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Đình Khanh về trách nhiệm của Bộ trong vụ Vedan, Bộ trưởng Nguyên cho biết dã kiểm điểm nghiêm túc, cá nhân Bộ trưởng đã kiểm điểm lần thứ hai. Còn thứ trưởng và khoảng 15 cán bộ đều kiểm điểm. Bản thân lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng kiểm điểm.
"Vedan đã từng bước khắc phục, tôm cá đã về sông Thị Vải", Bộ trưởng nói.
Cùng quan ngại về môi trường, đại biểu Nguyễn Thi Mai mở đầu phiên chất vấn với câu hỏi: nước thải công nghiệp khai thác bauxite sẽ đi về đâu, về lâu dài có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và đất cho vùng hạ du không?
Bộ trưởng Nguyên cho biết đối với dự án Tân Rai, đã xây dựng hồ chứa nước Cai Bản với công suất chứa 17,5 triệu mét khối, để “không chỉ giải quyết nước cho nhà máy mà đồng thời giải quyết luôn cho dân sinh khu vực xung quanh và phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp”.
Riêng với dự án Nhân Cơ “sẽ thực hiện sau theo chỉ đạo của Bộ Chính trị” song hiện nay cũng chuẩn bị một hồ chứa nước Cầu Tư có khối lượng nước chứa xấp xỉ 20 triệu mét khối.
"Chính vì vậy, việc dùng nước nhiều cho hai nhà máy về chế biến bauxite này hoàn toàn không có ảnh hưởng như đại biểu lo ngại", Bộ trưởng Nguyên khẳng định.