Tình hình oan sai, nhìn từ phiên giám sát không truyền hình trực tiếp
Phiên giám sát tối cao ngày 5/6 không được phát thanh, truyền hình trực tiếp như thông lệ tại các kỳ họp trước
Nhìn nhận đúng mức là tỷ lệ oan sai còn nhỏ, nên đánh giá tình hình oan sai còn nghiêm trọng là chưa phù hợp với thực tế, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu tại phiên thảo luận ngày 5/6 của Quốc hội.
Nội dung thảo luận cả ngày là tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Đây là phiên giám sát tối cao nhưng không được phát thanh, truyền hình trực tiếp như thông lệ tại các kỳ họp trước.
Cùng con số, nhưng cảm nhận khác nhau
Theo báo cáo giám sát, từ 2011 - 2014 còn để xảy ra 71 người được xác định bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết, đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng.
Không phải vị đại biểu nào cũng đồng tình với nhận xét này.
“Tôi thấy nội dung báo cáo chỉ nhấn mạnh đến vấn đề oan, sai mà chưa nói lên được những thành tích, kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đầy khó khăn, gian lao, vất vả của các cơ quan chức năng. Như vậy, chưa thực sự toàn diện và chưa động viên được tinh thần của những cán bộ tư pháp”, đại biểu Thích Thanh Quyết nhận xét.
Vị đại biểu này cũng nhấn mạnh rằng, tuy còn có một số tỷ lệ rất nhỏ về oan, sai, bức cung, dùng nhục hình, nhưng phải khẳng định đây là những thành tích rất lớn của các cơ quan điều tra, cơ quan tư pháp. Trong thời gian qua đã được cử tri cả nước đánh giá cao, không để lại nỗi oan, sai lớn chấn động thiên hạ.
“Trong lịch sử nước ta, vua Lê còn xử sai vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi từ công thần đã trở thành tội đồ bị tru di tam tộc. Nhà Phật chúng tôi có Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay mà vẫn để cho Quan Âm Thị Kính oan cho đến lúc chết”, đại biểu Thích Thanh Quyết nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây tình hình oan sai đã và đang được giải quyết một cách tích cực và có hiệu quả hơn, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận xét.
Cũng vẫn từ kết quả giám sát, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị các cơ quan chức năng cần đánh giá đúng sự thật, nguyên nhân và tại vì sao còn để xảy ra những vụ oan sai kéo dài 5 năm, 7 năm, 10 năm thậm chí trên 10 năm nhưng gần đây mới phát hiện. Trên thực tế chưa ai biết còn bao nhiêu vụ oan sai nữa chưa được phát hiện, bà Khá nói.
Vẫn dẫn báo cáo, trong quản lý trại tạm giam, tạm giữ còn để xảy ra 78 vụ tự sát, bà Khá đặt câu hỏi: “Ai dám bảo đảm rằng trong những trường hợp tự sát, không có vụ nào oan sai?”.
Nhận định của đại biểu Huỳnh Nghĩa là “tình hình làm oan người vô tội trong tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của công dân”.
3 năm qua còn để xảy ra 71 người được xác định bị oan và một số vụ án có dấu hiệu bị oan đang xem xét, số này chỉ chiếm 0,02% trong tổng số 338.379 bị can đang bị khởi tố, đã bị khởi tố điều tra. Nhắc lại thông tin này, đại biểu Bùi Văn Xuyền nói: “Số người bị oan không nhiều, nhưng đánh giá về tình hình oan sai là nghiêm trọng, tôi hoàn toàn đồng tình”.
“Bức cung nhục hình chỉ 0,00005%”
Với một trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai là bức cung, nhục hình góc nhìn của các vị đăng đàn cũng rất khác nhau.
Báo cáo giám sát đánh giá nguyên nhân các trường hợp bức cung, nhục hình chủ yếu do yếu kém trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích của một số cán bộ điều tra.
Nhất trí với nhìn nhận này, song đại biểu Nguyễn Thanh Hồng băn khoăn trong báo cáo chưa có số liệu cụ thể về các vụ bức cung. "Nếu đánh giá bức cung là nghiêm trọng, theo tôi là chưa thuyết phục", đại biểu Hồng nói.
Cũng thừa nhận đánh giá về nguyên nhân bức cung, nhục hình như trên là xác đáng, song đại biểu Phạm Trường Dân đề nghị cần phân tích rõ hơn tư tưởng nóng vội là do đâu?
“Theo tôi, tư tưởng nóng vội của một số cán bộ điều tra có phần do sức ép từ dư luận, sức ép của khối lượng công việc rất lớn án xảy ra và vì do mong muốn nhanh chóng phá án để tìm ra thủ phạm nên dẫn đến một số trường hợp có hành vi bức cung, dùng nhục hình. Mặt khác, do biên chế của cơ quan điều tra chưa tương xứng với công việc, cũng là một nguyên nhân gây sức ép cho cán bộ điều tra” vị đại biểu này phân tích.
Đại biểu Thích Thanh Quyết cho rằng, bức cung, dùng nhục hình chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít khoảng 0,00005%. “Nếu so với nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ này của nước ta thấp hơn rất nhiều”, ông Quyết quả quyết.
Nội dung thảo luận cả ngày là tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Đây là phiên giám sát tối cao nhưng không được phát thanh, truyền hình trực tiếp như thông lệ tại các kỳ họp trước.
Cùng con số, nhưng cảm nhận khác nhau
Theo báo cáo giám sát, từ 2011 - 2014 còn để xảy ra 71 người được xác định bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết, đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng.
Không phải vị đại biểu nào cũng đồng tình với nhận xét này.
“Tôi thấy nội dung báo cáo chỉ nhấn mạnh đến vấn đề oan, sai mà chưa nói lên được những thành tích, kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đầy khó khăn, gian lao, vất vả của các cơ quan chức năng. Như vậy, chưa thực sự toàn diện và chưa động viên được tinh thần của những cán bộ tư pháp”, đại biểu Thích Thanh Quyết nhận xét.
Vị đại biểu này cũng nhấn mạnh rằng, tuy còn có một số tỷ lệ rất nhỏ về oan, sai, bức cung, dùng nhục hình, nhưng phải khẳng định đây là những thành tích rất lớn của các cơ quan điều tra, cơ quan tư pháp. Trong thời gian qua đã được cử tri cả nước đánh giá cao, không để lại nỗi oan, sai lớn chấn động thiên hạ.
“Trong lịch sử nước ta, vua Lê còn xử sai vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi từ công thần đã trở thành tội đồ bị tru di tam tộc. Nhà Phật chúng tôi có Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay mà vẫn để cho Quan Âm Thị Kính oan cho đến lúc chết”, đại biểu Thích Thanh Quyết nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây tình hình oan sai đã và đang được giải quyết một cách tích cực và có hiệu quả hơn, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận xét.
Cũng vẫn từ kết quả giám sát, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị các cơ quan chức năng cần đánh giá đúng sự thật, nguyên nhân và tại vì sao còn để xảy ra những vụ oan sai kéo dài 5 năm, 7 năm, 10 năm thậm chí trên 10 năm nhưng gần đây mới phát hiện. Trên thực tế chưa ai biết còn bao nhiêu vụ oan sai nữa chưa được phát hiện, bà Khá nói.
Vẫn dẫn báo cáo, trong quản lý trại tạm giam, tạm giữ còn để xảy ra 78 vụ tự sát, bà Khá đặt câu hỏi: “Ai dám bảo đảm rằng trong những trường hợp tự sát, không có vụ nào oan sai?”.
Nhận định của đại biểu Huỳnh Nghĩa là “tình hình làm oan người vô tội trong tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của công dân”.
3 năm qua còn để xảy ra 71 người được xác định bị oan và một số vụ án có dấu hiệu bị oan đang xem xét, số này chỉ chiếm 0,02% trong tổng số 338.379 bị can đang bị khởi tố, đã bị khởi tố điều tra. Nhắc lại thông tin này, đại biểu Bùi Văn Xuyền nói: “Số người bị oan không nhiều, nhưng đánh giá về tình hình oan sai là nghiêm trọng, tôi hoàn toàn đồng tình”.
“Bức cung nhục hình chỉ 0,00005%”
Với một trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai là bức cung, nhục hình góc nhìn của các vị đăng đàn cũng rất khác nhau.
Báo cáo giám sát đánh giá nguyên nhân các trường hợp bức cung, nhục hình chủ yếu do yếu kém trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích của một số cán bộ điều tra.
Nhất trí với nhìn nhận này, song đại biểu Nguyễn Thanh Hồng băn khoăn trong báo cáo chưa có số liệu cụ thể về các vụ bức cung. "Nếu đánh giá bức cung là nghiêm trọng, theo tôi là chưa thuyết phục", đại biểu Hồng nói.
Cũng thừa nhận đánh giá về nguyên nhân bức cung, nhục hình như trên là xác đáng, song đại biểu Phạm Trường Dân đề nghị cần phân tích rõ hơn tư tưởng nóng vội là do đâu?
“Theo tôi, tư tưởng nóng vội của một số cán bộ điều tra có phần do sức ép từ dư luận, sức ép của khối lượng công việc rất lớn án xảy ra và vì do mong muốn nhanh chóng phá án để tìm ra thủ phạm nên dẫn đến một số trường hợp có hành vi bức cung, dùng nhục hình. Mặt khác, do biên chế của cơ quan điều tra chưa tương xứng với công việc, cũng là một nguyên nhân gây sức ép cho cán bộ điều tra” vị đại biểu này phân tích.
Đại biểu Thích Thanh Quyết cho rằng, bức cung, dùng nhục hình chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít khoảng 0,00005%. “Nếu so với nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ này của nước ta thấp hơn rất nhiều”, ông Quyết quả quyết.