“Oan sai ở đâu, tòa cũng phải chịu trách nhiệm”
Đến thời điểm này thì kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đến đâu?
"Bất kể sai ở đâu, nhưng nếu công dân bị oan thì trách nhiệm thuộc về tòa án, về thẩm phán. Nói thế có đúng không?", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, tại phiên chất vấn sáng 13/3.
"Đúng ạ", Chánh án đáp.
Thẩm phán sai thì xử thế nào?
Không chỉ với tòa án mà sai phạm ở nhiều khâu tố tụng khác cũng được các đại biểu nêu trong quá trình chất vấn.
"Có nhiều vụ án oan sai rồi nhưng bản thân tòa án các cấp tự mình có xác định được là đã xử oan sai không hay phải chờ kháng nghị và thư tố cáo mới biết? Khi xác đinh được rồi thì xử trách nhiệm người xét xử dẫn đến oan sai thế nào?", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi từ vị trí chủ tọa.
Chánh án trả lời câu hỏi của Chủ tịch trước, dù còn đang “nợ” một số vị đại biểu chất vấn trước.
Theo ông Bình, việc nhiều bản án của tòa án cấp dưới bị cấp trên sửa đó chính là ngành tòa án đã xác định và tự sửa sai. Mặt khác, Chánh án cũng có quy định là khi phát hiện có oan có sai thì phải báo cáo chánh án để kháng nghị.
Liên quan đến việc xử lý thẩm phán tuyên án oan, ông Bình cho biết có nhiều hình thức để xử lý, nếu xét xử oan không do lỗi chủ quan sẽ xem xét trong tái bổ nhiệm, xem xét trách nhiệm bồi thường. Còn nếu cố ý vi phạm thì xem xét trách nhiệm hình sự.
Chủ tịch hỏi tiếp, có thể khẳng định các vụ kết án rồi, thì: "Bất kể sai ở đâu, nhưng nếu công dân bị oan thì trách nhiệm thuộc về tòa án, về thẩm phán. Nói thế có đúng không?".
"Đúng ạ". Chánh án trả lời và nói thêm, nếu tòa đã đưa ra xét xử rồi mà để oan sai thì tòa chịu, nhưng nếu chưa qua xét xử thì sai ở cơ quan nào, thì cơ quan đó chịu trách nhiệm. Ở nhiều nước thì tòa án chiu trách nhiệm toàn bộ, vì kiểm soát từ đầu, còn ở ta thì không như thế.
Đang chờ ông Chấn chứng minh thiệt hại
Bên cạnh những vấn đề chung, nhiều vụ án oan và có đơn kêu oan, trong đó có hậu án oan Nguyễn Thanh Chấn từng làm chấn động dư luận cũng đã được đặt ra.
Là người mở màn, đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hỏi, vì sao gia đình Nguyễn Thanh Chấn có đơn kêu oan nhiều năm mà chỉ đến khi hung thủ thật ra đầu thú, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mới xem xét kháng nghị?
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình có mặt tại phiên chất vấn, song đến gần 11h ông chưa được mời trả lời câu hỏi này.
Đến thời điểm này thì kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đến đâu, là chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, với vụ án Nguyễn Thanh Chấn, các cơ quan tố tụng đã tiến hành giải quyết quyết liệt, đến nay đã hoàn thành cơ bản, nếu gia đình giao nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại xong thì đến giai đoạn cuối cùng.
Tòa án đã hai lần đến tận nhà đề nghị gia đình cung cấp tài liệu để chứng minh thiệt hại, gia đình cho biết đã đưa cho luật sư, và tòa đã liên lạc với luật sư, ông Bình cho biết.
Ngoài vụ án Nguyễn Thanh Chấn thì còn bao nhiêu vụ án oan và giải pháp khắc phục thế nào, cũng là vấn đề được nhiều vị đại biểu “truy” Chánh án.
Chánh án cho biết, các ngành liên quan đã xem xét một số vụ án có đơn kêu oan gửi các cơ quan Trung ương, thụ lý xem xét 35 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Kết quả giải quyết cho thấy về cơ bản, việc xét xử của tòa án là đúng pháp luật.
Đã giải quyết 24 trường hợp, chưa có trường hợp nào phát hiện kết án oan, chỉ có vị ông Chấn là oan, ông Bình thông tin và nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá đúng mức về tình hình oan sai.
"Đúng ạ", Chánh án đáp.
Thẩm phán sai thì xử thế nào?
Không chỉ với tòa án mà sai phạm ở nhiều khâu tố tụng khác cũng được các đại biểu nêu trong quá trình chất vấn.
"Có nhiều vụ án oan sai rồi nhưng bản thân tòa án các cấp tự mình có xác định được là đã xử oan sai không hay phải chờ kháng nghị và thư tố cáo mới biết? Khi xác đinh được rồi thì xử trách nhiệm người xét xử dẫn đến oan sai thế nào?", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi từ vị trí chủ tọa.
Chánh án trả lời câu hỏi của Chủ tịch trước, dù còn đang “nợ” một số vị đại biểu chất vấn trước.
Theo ông Bình, việc nhiều bản án của tòa án cấp dưới bị cấp trên sửa đó chính là ngành tòa án đã xác định và tự sửa sai. Mặt khác, Chánh án cũng có quy định là khi phát hiện có oan có sai thì phải báo cáo chánh án để kháng nghị.
Liên quan đến việc xử lý thẩm phán tuyên án oan, ông Bình cho biết có nhiều hình thức để xử lý, nếu xét xử oan không do lỗi chủ quan sẽ xem xét trong tái bổ nhiệm, xem xét trách nhiệm bồi thường. Còn nếu cố ý vi phạm thì xem xét trách nhiệm hình sự.
Chủ tịch hỏi tiếp, có thể khẳng định các vụ kết án rồi, thì: "Bất kể sai ở đâu, nhưng nếu công dân bị oan thì trách nhiệm thuộc về tòa án, về thẩm phán. Nói thế có đúng không?".
"Đúng ạ". Chánh án trả lời và nói thêm, nếu tòa đã đưa ra xét xử rồi mà để oan sai thì tòa chịu, nhưng nếu chưa qua xét xử thì sai ở cơ quan nào, thì cơ quan đó chịu trách nhiệm. Ở nhiều nước thì tòa án chiu trách nhiệm toàn bộ, vì kiểm soát từ đầu, còn ở ta thì không như thế.
Đang chờ ông Chấn chứng minh thiệt hại
Bên cạnh những vấn đề chung, nhiều vụ án oan và có đơn kêu oan, trong đó có hậu án oan Nguyễn Thanh Chấn từng làm chấn động dư luận cũng đã được đặt ra.
Là người mở màn, đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hỏi, vì sao gia đình Nguyễn Thanh Chấn có đơn kêu oan nhiều năm mà chỉ đến khi hung thủ thật ra đầu thú, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mới xem xét kháng nghị?
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình có mặt tại phiên chất vấn, song đến gần 11h ông chưa được mời trả lời câu hỏi này.
Đến thời điểm này thì kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đến đâu, là chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, với vụ án Nguyễn Thanh Chấn, các cơ quan tố tụng đã tiến hành giải quyết quyết liệt, đến nay đã hoàn thành cơ bản, nếu gia đình giao nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại xong thì đến giai đoạn cuối cùng.
Tòa án đã hai lần đến tận nhà đề nghị gia đình cung cấp tài liệu để chứng minh thiệt hại, gia đình cho biết đã đưa cho luật sư, và tòa đã liên lạc với luật sư, ông Bình cho biết.
Ngoài vụ án Nguyễn Thanh Chấn thì còn bao nhiêu vụ án oan và giải pháp khắc phục thế nào, cũng là vấn đề được nhiều vị đại biểu “truy” Chánh án.
Chánh án cho biết, các ngành liên quan đã xem xét một số vụ án có đơn kêu oan gửi các cơ quan Trung ương, thụ lý xem xét 35 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Kết quả giải quyết cho thấy về cơ bản, việc xét xử của tòa án là đúng pháp luật.
Đã giải quyết 24 trường hợp, chưa có trường hợp nào phát hiện kết án oan, chỉ có vị ông Chấn là oan, ông Bình thông tin và nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá đúng mức về tình hình oan sai.